Năm 2023 Du lịch Hà Nội sẽ tăng tốc

13:23 | 04/01/2023

Năm 2022 Hà Nội tuy gặp không ít khó khăn nhưng du lịch Thủ đô cũng đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Trong năm 2023, ngành du lịch Thủ đô xác định sẽ là năm của sự đổi mới, sáng tạo bứt phá.


Bà Đặng Hương Giang – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết: Năm 2023 sẽ còn nhiều khó khăn bởi những thách thức mới nảy sinh như xung đột Ukraine – Nga, tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các điểm đến trong cùng khu vực, một số thị trường quan trọng của du lịch Việt Nam chưa sẵn sàng mở cửa,… tác động không nhỏ tới ngành du lịch.

Tuy nhiên, với quyết tâm cao của ngành du lịch Thủ đô, trong năm tới du lịch Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng 22 triệu lượt khách, tăng 17,6% so với năm 2022, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 77 ngàn tỷ đồng, tăng 28,2% so với năm 2022. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 45%, tăng 5 điểm % so với năm 2022.

Hoàng thành Thăng Long khu di tích lịch sử của Hà Nội điểm đến của nhiều du khách trong nước, quốc tế

Chùa Trấn Quốc điểm đến tâm linh của du khách

Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội nơi check-in lý tưởng của nhiều khách du lịch

Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, bà Đặng Hương Giang cho biết thêm, Sở sẽ đẩy mạnh triển khai các loại hình du lịch mới như: Du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch trải nghiệm (loại hình du lịch bay trên cao để ngắm toàn cảnh Thủ đô Hà Nội), du lịch ứng dụng thực tế ảo; đặc biệt là du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân, sự tham gia tích cực từ cộng đồng địa phương cho đầu tư phát triển du lịch nông thôn tại Hà Nội…

Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển du lịch MICE tại các địa điểm có lợi thế về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch golf gắn với việc tổ chức, đăng cai các sự kiện văn hóa, thể thao, chính trị, xã hội, các chương trình lễ hội lớn của quốc gia và quốc tế. Đồng thời, tập trung triển khai kế hoạch nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch gắn với di sản – di tích, làng nghề tại các quận, huyện, thị xã; chú trọng nâng cấp, phát triển sản phẩm du lịch tại 4 tuyến chính từ trung tâm Thành phố đến Làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm), Hương Sơn (Mỹ Đức), Thạch Thất – Quốc Oai và Sơn Tây – Ba Vì.

Cùng với đó, để hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp du lịch, thời gian tới Sở sẽ tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành, các điểm đến thay đổi trong cách tiếp cận khách hàng. Chú trọng đầu tư quảng bá giới thiệu, xây dựng các sản phẩm thực sự hấp dẫn, cạnh tranh, mang chiều sâu văn hóa, lịch sử của Hà Nội, tạo ra những tour sản phẩm mới, tổ chức các sự kiện gắn kết giữa các doanh nghiệp trong phát triển du lịch.

Cũng theo bà Đặng Hương Giang, ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam”, trong đó có lĩnh vực du lịch. Điều này khẳng định sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ đối với phát triển các dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch, là căn cứ quan trọng để ngành du lịch phối hợp các ngành, các cấp cụ thể hóa quy định quản lý đối với hoạt động kinh tế còn khá mới mẻ này tại Việt Nam.

Bà Đặng Hương Giang đánh giá, phát triển kinh tế đêm có thể được coi là đòn bẩy cho du lịch khi dịch Covid-19 được khống chế. Nhiều tour du lịch đêm được đưa vào khai thác, những không gian đi bộ đêm mới ra đời… Một số đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố cũng đang gấp rút xây dựng những sản phẩm mới. Điều này hứa hẹn kinh tế đêm của Thủ đô được “thắp sáng”.

Thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, điểm đến đổi mới, cơ cấu lại các sản phẩm du lịch sáng tạo, thu hút khách du lịch nội địa gồm: Sản phẩm tour du lịch trải nghiệm “Đêm Thiêng liêng” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò; tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”; sản phẩm du lịch trải nghiệm dân gian, khám phá di sản bằng các giác quan tại Bảo tàng Dân tộc học… Sắp xếp lại không gian xây dựng cho hoạt động về đêm (khu vực chợ đêm, khu vực trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội, tổ chức phiên chợ quà tặng lưu niệm thủ công mỹ nghệ Thủ đô…).

Đặc biệt, để thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch đêm, tối ngày 23/12 vừa qua, khu ẩm thực đêm kết hợp phố đi bộ Đảo Ngọc – Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) chính thức khai trương, đây sẽ là khu phố ẩm thực đêm thứ hai ở Hà Nội.

Đồng thời, UBND thành phố Hà Nội cũng đã cho phép khai trương không gian đi bộ khu vực phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), trục chính Công viên Thống Nhất và toàn bộ khu vực vườn hoa, cây xanh xung quanh hồ Thiền Quang… tạo thêm các điểm tham quan mới, đặc sắc cho du khách khi đến Hà Nội trong thời gian tới.

PV

 Nguồn Báo Công luận

https://www.congluan.vn/nam-2023-du-lich-ha-noi-se-tang-toc-post229701.html#p-0


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam