Mục sở thị trại nuôi động vật “tử thần”, thu nhập hàng trăm triệu ở Thủ đô Gió Ngàn

11:00 | 05/07/2022

Có đam mê từ bé với loài bò sát không chân, sau gần 20 năm tự tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm, anh Dương Văn Chung (xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ) là người tiên phong đi đầu,thành công xây dựng mô hình nuôi rắn tại địa phương, thu lãi gần 200 triệu/năm.


Biến đam mê thành… lợi nhuận

Thuận lợi có cơ hội được tiếp xúc với mô hình nuôi rắn tại các làng nghề rắn tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ anh Dương Văn Chung (35 tuổi), xóm Cầu Lưu, xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã được “thắp lửa đam mê” với loài rắn từ lúc nhỏ.

Đến nay, với gần 20 năm kinh nghiệm và hơn 10 năm trong nghề phát triển mô hình nuôi rắn, cùng với niềm đam mê, sự đồng hành, ủng hộ của chính quyền địa phương và giúp đỡ của gia đình, anh Chung đã dần biến những mảnh đất cằn cỗi dần thành trang trại nuôi rắn đầu tiên tại địa phương, đem lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.

Anh Dương Văn Chung, xóm Cầu Lưu, xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ tiên phong, người đi đầu phát triển, xây dựng thành công mô hình nuôi rắn tại địa phương.

Nói về “duyên nghề”, anh Chung chia sẻ, vào năm 2012, sau nhiều năm tìm hiểu, tích luỹ kinh nghiệm từ những người đi trước, anh quyết định tách ra làm trang trại riêng. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng cùng với số vốn ít ỏi mà anh tích cóp, vay mượn được khoảng vài chục triệu đồng, anh mạnh dạn đi đến nhiều làng nghề khác nhau để nhập giống, với số lượng khoảng 300 rắn hổ mang và 100 rắn hổ trâu về làm giống.

Hồi tưởng về thời gian đầu khi quyết định tách ra làm riêng, anh Chung không ngần ngại chia sẻ những khó khăn, thử thách và thậm chí là cả những “vấp ngã” trong quá trình xây dựng mô hình nuôi rắn. Nhưng nhờ vào nghị lực, sự kiên trì và ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu, và sau gần chục năm kiên trì,

Hiện nay, trang trại anh Chung đã phát triển lên đến hơn nghìn con rắn, chủ yếu là rắn hổ mang và rắn hổ trâu tạo thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm cho gia đình. Ngoài ra, anh Chung phấn khởi chia sẻ, hiện gia đình đang tiếp tục mở rộng mô hình trang trại và số lượng rắn trong tương lai sẽ có thể lên đến vài nghìn con, đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Cán bộ nông nghiệp xã Tân Lợi tại buổi tham quan mô hình nuôi rắn của anh Dương Văn Chung.

Khắt khe quy trình nuôi rắn

Thời gian để từ trứng nở và phát triển thành rắn thành phẩm đưa ra ngoài thị trường trung bình mất khoảng 02 năm. Đây là khoảng thời gian người chăm sóc phải hết sức cẩn chú ý và lưu tâm.

Đặc biệt, để rắn phát triển tốt và khoẻ mạnh, chuồng nuôi rắn nên xây trong nhà kiên cố, lợp ngói, trang bị hệ thống cửa sổ, quạt thông gió, rèm che nắng. Chuồng nuôi phải đảm bảo yêu cầu mua đông thì ấm, mùa hè thì mát. Nền chuồng, cửa chuồng phải có then cài chắc chắn, tránh để rắn bò ra ngoài.

Đối với nguồn thức ăn, anh Chung cho biết, thức ăn của rắn hổ mang cũng khá đơn giản, đối với rắn trưởng thành thức ăn chủ yếu là ếch, gà con (loại gà thải – PV)… Cứ 3-5 ngày lại cho rắn ăn một lần. Số lượng thức ăn tăng dần theo tuổi của rắn. Theo anh Chung, ước tính mỗi tháng, đàn rắn ăn hết gần 7 tạ thức ăn, tương đương khoảng 14 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh Chung lưu ý quá trình cho ăn cần phải là người có kinh nghiệm và cẩn thận tránh trường hợp rắn làm bị thương.

Anh Chung cho biết, quá trình chăm sóc cần lưu tâm, chú ý đến môi trường cũng như nguồn thức ăn để đảm bảo rắn phát triển, khoẻ mạnh.

Trong quá trình phát triển của rắn chúng đều phải trải qua quá trình lột da. Quá trình lột da của rắn sẽ diễn ra trong thời gian nhất định. Khi quan sát thấy rắn sắp lột da, rắn không ăn mồi, tính trở nên hung dữ, da chuyển dần sang màu trắng, thích ở chỗ ẩm ướt và yên tĩnh. Lớp da mới mang màu sắc đẹp, mềm bóng, sau 2 – 3 tuần da rắn trở lại bình thường. Khi rắn lột da người nuôi hãy để cho rắn tự lột không nên can thiệp vào quá trình lột da của chúng như bóc lớp da lột vì có thể khiến rắn bị thương, nhiễm trùng do lớp da cũ chưa lột hết.

Ngoài rắn thành phẩm, anh còn ghép đôi để rắn đẻ trứng, ấp nở tái đàn và bán trứng rắn. Giá thành dao động tử 40.000 – 80.000 đồng/quả từng thời điểm.

Theo chia sẻ của anh Chung, khi rắn đạt trọng lượng khoảng 2kg là đủ tiêu chuẩn để xuất bán ra ngoài thị trường với giá dao động từ 450.000 – 600.000 đồng/Kg. Ngoài bán thịt rắn thương phẩm, anh còn ghép đôi để rắn đẻ trứng, ấp nở nuôi tái đàn và bán trứng rắn. Giá bán cho mỗi quả dao động từ 40.000 đồng – 80.000 đồng/ quả tuỳ vào từng thời điểm, góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Hiện nay, anh Chung đang hướng tới mở rộng mô hình trang trại rắn, hứa hẹn sẽ phát triển, góp phần phát triển kinh tế xã hội và làm phong phú thêm vật nuôi tại địa phương.

Lãnh đạo xã Tân Lợi cho biết, anh Dương Văn Chung là người tiên phong đầu tiên thành công trong việc xây dựng mô hình nuôi rắn, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, làm phong phú thêm vật nuôi tại địa phương.

Nguyễn Kiên (PV)

Cùng chuyên mục

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng