Một ngày sau dỡ bỏ hạn chế tần suất bay, sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài vắng khách

9:45 | 16/02/2022

Hôm qua, ngày 15/2, Việt Nam đã dỡ bỏ các hạn chế về tần suất bay quốc tế. Tuy vậy, số lượng hành khách khá thưa thớt tại cả 2 sân bay chính của Việt Nam là Tân Sơn Nhất và Nội Bài.


Khu vực làm thủ tục check-in thưa thớt khách tại Cảng HKQT Cát Bi, Hải Phòng chiều ngày 15/2/2022 (Ảnh: Trí Thức VN).

Theo thông tin từ báo chí trong nước, một đại diện (không nêu danh tính) của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (HKQT) cho biết trong ngày đầu tiên Việt Nam dỡ bỏ các hạn chế về tần suất bay quốc tế, số lượng hành khách còn khá thưa thớt.

Cụ thể, ngày 15/2, Cảng HKQT Nội Bài chỉ có 23 chuyến bay chở khách quốc tế (14 chuyến chở khách đi, 9 chuyến đến). Lượng khách đến chỉ khoảng 800 người và khách đi là gần 1.200 người. Trung bình chỉ khoảng gần 90 khách/chuyến bay.

Người này cho biết: “Số chuyến bay vẫn thế và lượng khách không nhiều, thậm chí còn có thể nói là vắng vẻ”.

Tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, số lượng chuyến bay chở khách quốc tế chỉ có 24 chuyến (15 chuyến chở khách đi, 9 chuyến đến). Lượng khách đến khoảng 1.245 người và khách đi là gần 1.355 người. Trung bình chỉ khoảng 108 khách/chuyến bay, theo báo Giao Thông.

Một vị lãnh đạo hãng hàng không (không nêu danh tính) cho biết đây là đặc thù của ngành hàng không. Các hãng cần thời gian để chuẩn bị và mở bán vé. Bên cạnh đó, nếu chính sách visa với khách quốc tế chưa được nới lỏng, lượng khách du lịch sẽ không tăng – báo Giao Thông đưa tin.

Theo Bộ Y Tế Việt Nam, hành khách quốc tế nhập cảnh từ ngày 1/1/2022 sẽ không bị cách ly tập trung, thay vào đó là cách ly tại nơi lưu trú 3 ngày (khách nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19) hoặc 7 ngày (khách nhập cảnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc-xin).

Ngoài ra, hành khách quốc tế phải xét nghiệm COVID-19 trong quá trình cách ly tại nơi lưu trú, chỉ được đến một số địa phương thí điểm, v.v…

Theo quan sát, truyền thông trong nước nhận định vì nhiều nguyên nhân, khách du lịch quốc tế còn ngần ngại khi du lịch đến Việt Nam. Một phần vì chi phí tăng thêm do các quy định về phòng ngừa dịch COVID-19, một phần vì chính sách phòng dịch không thống nhất giữa các địa phương và lo ngại về năng lực điều trị y tế của Việt Nam khi hành khách không may bị nhiễm COVID-19 trong quá trình du lịch.

 

Theo Trithucvn

Video hay

Cùng chuyên mục

LỜI CHIA BUỒN CỦA TT HOA KỲ JOE BIDEN GỬI PHU NHÂN NGÔ THỊ MẬN VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

LỜI CHIA BUỒN CỦA TT HOA KỲ JOE BIDEN GỬI PHU NHÂN NGÔ THỊ MẬN VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

TPHCM: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm

TPHCM: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm

Với Hải Phòng, văn hóa là động lực và là mạch nguồn của sự phát triển

Với Hải Phòng, văn hóa là động lực và là mạch nguồn của sự phát triển

Khởi công Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị

Khởi công Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị

Sửa quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

Sửa quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

Bưu điện Việt Nam chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức tăng mới

Bưu điện Việt Nam chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức tăng mới

Đắk Lắk: Chọn Thị xã Buôn Hồ làm điểm lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023

Đắk Lắk: Chọn Thị xã Buôn Hồ làm điểm lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023

6 tháng đầu năm 2024, Bắc Giang tăng trưởng 14,14%, đứng đầu cả nước

6 tháng đầu năm 2024, Bắc Giang tăng trưởng 14,14%, đứng đầu cả nước