“Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” – (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
“Yêu là chết trong lòng một ít” – (“Yêu” của Xuân Diệu)
“Tôi đi tìm cái nửa của tôi” – (“Tìm nửa của mình” của Đặng Quốc Vinh)
“Khoai lang gàn luống dọc tích bò ngang” – (“Sông Lam” của Trần Mạnh Hảo)
“Nghèo chữ quá nên trọng người hay chữ
Bóp bụng nuôi con thành ông trạng, ông nghè” – (“Nông dân” của Nguyễn Sĩ Đại)
Sao lại có các câu thơ, bài thơ để đời như vậy, làm rung động tâm hồn con người, đọc một lần nhớ mãi? Theo cảm nhận của tôi, các câu thơ, bài thơ trên vừa là ngôn ngữ tâm hồn, tiếng nói lòng mình của tác giả, nhưng đồng thời là sáng tạo, phát hiện, phát minh trong ngôn ngữ, trong từng câu thơ, bài thơ của chính tác giả. Thật vậy, thơ là một thành tố của văn hoá, mà như Bác Hồ đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”.
Nhà thơ, nhạc sĩ, bác sĩ Trần Nguyên Phú (Hà Tĩnh)
Ngày nay, thật vui khi có rất nhiều người làm thơ, in thơ, học làm thơ, với mong muốn ngày càng có nhiều thơ hay trên thi đàn Việt Nam, riêng tôi có một chút cảm nhận về thơ để cho chính mình suy ngẫm và học tập, đồng thời cũng muốn được mọi người đồng cảm…
TRẦN NGUYÊN PHÚ