Miền Đất Tam Đường “đi nhớ về thương”

23:09 | 26/12/2022

Tam Đường mang một dáng vẻ “nguyên sơ và tình tự ”. Từ khi đặt chân đến miền đất này, đến khi để lại dấu chân mình qua những sườn bản, bạn sẽ phần nào gạt bỏ được những muộn phiền cuộc sống và đem lòng thương nhớ những nét độc đáo của cảnh quan và con người nơi đây.


Cảnh quan và con người Tam Đường vốn hoang sơ, mộc mạc, đó cũng là nét trân quý trong đời sống của bà con đồng bào.

Thiên nhiên Tam Đường kỳ vĩ giữa đại ngàn Tây Bắc

Miền đất Tam Đường mang vẻ đẹp đặc trưng của đất mẹ Tây Bắc. Địa hình và khí tiết nơi này tạo cho du khách đến tham quan cảm giác được “trở về sâu bên trong mình” để cảm nhận từng khoảnh khắc bình yên khi hòa mình vào một bầu không khí trong trẻo, xanh mát của núi rừng.

Những ngọn đồi trùng điệp “hữu tình”, gắn với những điển tích huyền thoại. 

Bức tranh thiên nhiên “trên mây dưới thác quanh quanh đại ngàn”.

Vẻ đẹp bình dị trong đời sống thường nhật của người Tam Đường

Hiện nay, Tam Đường là ngôi nhà chung của 12 dân tộc anh em, tại đây sở hữu một nền văn hoá đặc sắc, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Du khách khi đặt chân đến Tam Đường sẽ được trải nghiệm các phong tục tập quán trong nếp sống thường ngày của bà con đồng bào.

Bà con nhuộm vải để may váy áo, thành phẩm sẽ trưng bán tại các phiên chợ huyện.

Các loại dược liệu thu hái trên rừng được bà con chế biến thành các loại thuốc có tác dụng chữa nhiều loại bệnh như: đau dạ dày, nóng gan, sỏi thận,…

Nét văn hóa độc đáo

Khi ghé qua những bản làng của các dân tộc anh em tại miền đất Tam Đường, bạn sẽ không khỏi ấn tượng bởi những nét văn hóa độc đáo trong đời sống người dân nơi đây.

Dáng vẻ người phụ nữ dân tộc Lự, huyện Tam Đường trong đời sống ngày thường.

Người dân tộc Lự, bản Thẳm đã giữ phong tục nhuộm răng từ đời này sang đời khác hàng thế kỷ. Theo người Lự quan niệm: với người phụ nữ khi đến tuổi trưởng thành, nhuộm răng đen là một trong những tiêu chuẩn để có thể lấy chồng. Đây là nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của người dân tộc Lự tại miền đất Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Kiến trúc nhà trình tường – sáng tạo độc đáo của người đồng bào 

Nhà trình tường là những ngôi nhà được làm chủ yếu bằng đất, dựng cột bằng gỗ, tre rừng. Trong điều kiện khắc nghiệt của núi rừng phía Bắc, người đồng bào không có điều kiện để xây dựng những ngôi nhà khang trang như ở thành thị, do vậy suốt nhiều thế hệ người dân ở các tỉnh Tây Bắc (không chỉ riêng người dân ở Tam Đường) đã tự sáng tạo, xây nhà trình tường từ những vật liệu sẵn có từ tự nhiên.

Ngày nay, số lượng nhà trình tường có xu hướng giảm do sự phát triển và du nhập văn hóa, kiến trúc miền xuôi, bên cạnh đó người dân vùng cao cũng có điều kiện hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, kiến trúc nhà trình tường vẫn được nhiều hộ gia đình trong các bản người Mông, người Dao đầu bằng ưu tiên xây dựng.

Người dân Tam Đường nói riêng và đồng bào Tây Bắc nói chung từ xưa đến nay đều quan niệm rằng: xây nhà trình tường là biểu trưng cho sự hòa nhập giữa cuộc sống con người Tây Bắc với thiên nhiên.

Tình yêu đôi lứa bên sườn núi cao

Cách thể hiện tình cảm của người đồng bào miền đất Tam Đường cũng cho thấy bản sắc văn hóa được thấm nhuần vào trong nếp sống của con người nơi đây.

Đôi lứa người H’Mông hẹn hò sau khi biểu diễn điệu múa “tỏ tình” truyền thống.

Những chàng trai H’Mông được ông cha dạy thổi khèn từ khi còn nhỏ để khi lớn lên có thể dùng tiếng khèn thay những lời yêu đương với cô gái mà các chàng để mắt và muốn cưới làm vợ.

Ẩm thực đặc trưng bản sắc Tam Đường

Đến với Tam Đường, du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành của cảnh quan thiên nhiên mà còn được sống chậm lại, để cảm nhận từng khoảnh khắc trong cuộc sống thường ngày của đồng bào các dân tộc. Đặc biệt, trải nghiệm ẩm thực địa phương là một trong những dấu ấn mà du khách không thể bỏ qua.

Bánh dong người Dao đầu bằng – món ăn bình dị tại bản Sì Thâu Chải

Miến dong Bình Lư – thương hiệu miến sạch đảm bảo tiêu chí “3 không”

Miến dong Bình Lư không sử dụng hóa chất, không có phụ gia, không trộn lẫn với các loại bột khác.

Nhằm phát triển và gìn giữ bản sắc dân tộc tại huyện Tam Đường, các dự án du lịch du lịch cộng đồng kích cầu kinh tế đang ngày được phát triển với mô hình mới được nhà nước và nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bản sắc Tam Đường là sự tổng hòa của ba yếu tố: con người; văn hóa; di sản. Trong đó, vẻ đẹp con người là yếu tố chủ chốt làm nên bản sắc riêng biệt của miền đất “đi nhớ về thương này”.

“Bản sắc Tam Đường là dự án quảng bá văn hoá, dân tộc, trang phục, ẩm thực, lễ hội, kiến trúc và nông sản của 12 dân tộc anh em hiện đang sinh sống tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu”.

Fanpage: BanSacTamDuong

Website: https://tamduong.laichau.gov.vn/

ChuVanThuy (VHVN) 

Cùng chuyên mục

Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Thủ tướng chỉ đạo những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng để Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng chỉ đạo những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng để Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội