Lưu dấu thời gian ở thành cổ Diên Khánh

11:10 | 03/03/2022

Ngoài kinh thành Huế, ở miền Trung có thành Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa là ngôi thành cổ còn tương đối nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu.


Theo Trung tâm Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh tỉnh Khánh Hòa, thành cổ Diên Khánh được xây dựng vào năm 1793. Ít ai biết thành cổ Diên Khánh từng là trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh Khánh Hòa qua các thời kỳ lịch sử từ năm 1802 đến 1945.

Tư liệu lịch sử đã ghi chép quá trình hình thành, xây dựng tòa thành này. Vào năm Quý Sửu (1793), sau khi đánh bại quân Tây Sơn và chiếm được phủ Diên Khánh, chúa Nguyễn Ánh đã tìm hiểu kỹ về địa thế của vùng đất này và cho xây dựng thành Diên Khánh với diện tích khoảng 36.000 m2. Thành xây dựng theo kiến trúc quân sự kiểu Vauban – một hình mẫu thành quân sự phổ biến ở Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII. Thành có hình lục giác nhưng các cạnh không đều nhau tạo thành các góc đắp nhô ra ngoài để dễ quan sát hai bên. Bên trong mỗi góc được đắp thành một khoảng đất rộng dùng làm nơi trú quân. Mỗi góc thành đều đắp một ụ đất cao khoảng 2 m để đặt súng đại bác, gọi là pháo đài góc. Tường thành đắp bằng đất cao khoảng 3,5 m, có hào nước sâu 3 – 5 m, rộng 20 – 30 m. Ban đầu thành mở 6 cửa, về sau bỏ bớt 2 cửa.

Thành cổ Diên Khánh còn khá nguyên vẹn dù đã trải qua hơn 200 năm lịch sử.

Hiện nay, thành cổ Diên Khánh vẫn còn khá nguyên vẹn, nằm cách TP Nha Trang về phía Tây gần 10 km thuộc thị trấn Diên Khánh. Từ năm 1998, thành cổ Diên Khánh được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Ông Nguyễn Tuấn Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, cho biết trải qua lịch sử hơn 200 năm, thành cổ Diên Khánh lưu dấu ký ức thời gian khi trải qua những thăng trầm của xã hội thời phong kiến cũng như cuộc đấu tranh của người dân Khánh Hòa trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Việc trùng tu, gìn giữ thành cổ Diên Khánh sẽ mang lại nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, du lịch cho địa phương.

Tỉnh Khánh Hòa đã có đề án dịch chuyển trung tâm hành chính của huyện ra khỏi nội thành, biến nơi đây thành điểm tham quan du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước. Nhiều công trình mang dấu tích lịch sử sẽ được phục dựng để phục vụ du lịch như: tôn tạo miếu Thánh Phi, xây cột cờ tại cửa Nam, phục dựng hành cung, hình thành phố đi bộ dọc cổng thành, xây dựng các làng nghề truyền thống của địa phương… Việc nghiên cứu trùng tu, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử thành cổ Diên Khánh đang được Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Khánh Hòa nghiên cứu, trình cấp trên thông qua để sớm thực hiện.

 

Theo NLĐ

Video hay


Cùng chuyên mục

Đền Truông Bát Hà Tĩnh: Đìu hiu chờ ngày xử lý

Đền Truông Bát Hà Tĩnh: Đìu hiu chờ ngày xử lý

Đắk Lắk thanh tra những đơn vị nào trong năm 2025?

Đắk Lắk thanh tra những đơn vị nào trong năm 2025?

Hà Giang: Thăm hỏi, động viên đồng bào khu vực biên giới trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Hà Giang: Thăm hỏi, động viên đồng bào khu vực biên giới trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Kỳ vọng Droppii thành “Kỳ lân” công nghệ tiếp theo của Việt Nam

Kỳ vọng Droppii thành “Kỳ lân” công nghệ tiếp theo của Việt Nam

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

Sáng mãi hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi cực Bắc Tổ Quốc.

Sáng mãi hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi cực Bắc Tổ Quốc.

Đại đoàn Đồng Bằng – Sư đoàn 320 Nghệ An – Hà Tĩnh gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Đại đoàn Đồng Bằng – Sư đoàn 320 Nghệ An – Hà Tĩnh gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang