Lịch sử trở thành môn bắt buộc: Chương trình nhiều môn học sẽ bị cắt xén

9:30 | 28/05/2022

Theo ông PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ- thành viên ban Phát triển chương trình môn Lịch sử, khi môn Lịch sử thành môn học bắt buộc thì thời gian của nhiều môn học khác sẽ bị cắt bớt.


Nhiều môn học bị cắt xén để dành thời gian cho môn sử

Đến thời điểm này, lịch sử gần như là môn học bắt buộc. Việc thay đổi từ tự chọn sang bắt buộc đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết cùng một lúc như việc thêm môn học bắt buộc thì thời gian học tập của môn lịch sử được lấy từ đâu? Lượng kiến thức của lịch sử như thế nào phù hợp để tránh việc học sinh học quá tải vì chương trình quá nặng.

Xung quanh vấn đề này phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã trao đổi với PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, hiện đang là thành viên ban Phát triển chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Lịch sử có thể trở thành môn học bắt buộc ở bậc THPT trong chương trình phổ thông mới!

Theo ông Vỳ, chương trình môn Lịch sử của chương trình phổ thông tổng thể có hai chương trình đó là chương trình cốt lõi bao gồm các kiến thức cơ bản dành cho các em không học theo ban KHXH và chương trình dành cho học sinh chuyên đi vào các ngành KHXH.

“Với chương trình dành cho học sinh học theo ban KHXH thì học theo các chuyên đề rất sâu. Hoàn toàn mang tính chất đặc thù định hướng nghề nghiệp” – ông Nghiêm Đình Vỳ chia sẻ.

Theo ông Vỳ ở lớp 19, chương trình cơ bản, cốt lõi chỉ bao gồm một số chủ đề (Lịch sử là gì, lịch sử và các khoa học khác; Các nền văn minh cổ đại và trung đại thế giới, các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong lịch sử, văn minh Đông Nam Á; Văn minh Việt Nam trước năm 1858; Cộng đồng các dân tộc).

“Nếu lịch sử là môn học bắt buộc thì học sinh chỉ học trong chương trình cơ bản đó” – ông Nghiêm Đình Vỳ nhấn mạnh và cho rằng, nếu học chương trình đó thì không phải sửa sách giáo khoa mới.

Bản thân ông Vỳ cũng cho rằng, hiện nay quan điểm sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo. Còn chương trình thì mới là pháp lệnh của nhà nước. Sách giáo khoa viết theo nội dung cốt lõi như vậy sẽ vẫn dùng được. “Nếu Quốc hội quyết định học lịch sử là bắt buộc thì sẽ phải sử dụng sách đó” – ông Nghiêm Đình Vỳ chia sẻ.

Cũng theo ông Vỳ,  khi sử học là môn bắt buộc thì chắc chắn phải thành lập tiểu ban chỉnh sửa chương trình nói rõ yêu cầu cần đạt, quy định số tiết, bài nào bỏ đi và yêu cầu cần đạt như thế nào. Còn đối với học sinh theo hướng khoa học xã hội thì môn lịch sử không cần phải sửa.

Lo lắng quá tải thi cử học hành

Hiện nhiều người đang băn khoăn về việc bình thường môn Lịch sử tương đương như môn Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật nếu sử bắt buộc rồi thì khi học trò có phải lựa chọn học Địa và Giáo dục kinh tế và pháp luật nữa không. Nếu chọn thêm môn học nữa liệu có quá tải chương trình?

Hiện nếu môn Lịch sử học bắt buộc thì các môn học bắt buộc tăng lên 8 môn (Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương và Lịch sử).

Hiện nay đang trao đổi bàn thảo giảm các tiết ở nhiều môn học để dành cho môn Lịch sử. “Lúc đầu có ý kiến đề nghị bỏ môn giáo dục địa phương hoặc bỏ môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hoặc rút bớt thời gian của môn học này. Nếu làm như vậy thì tổng số tiết trong một năm học sẽ không ảnh hưởng” – ông Vỳ nói.

Cũng theo vị này, tới đây phương án có thể là dành 52 tiết cho môn Lịch sử và bớt thời gian học của các môn khác.

Qua trao đổi với chuyên gia Vỳ đã cho thấy còn nhiều vấn đề phát sinh phức tạp. Như trước đây học sinh phải chọn ít nhất 5 môn trong số 10 môn tự chọn, giờ số môn tự chọn còn 9 môn thì học sinh sẽ chọn 5 môn hay 4 môn. Nếu vẫn buộc học sinh chọn 5 môn trong số 9 môn đồng nghĩa số môn học tăng thêm.

Chưa kể, học đi kèm theo với thi cử, đánh giá và điều đó tạo nên áp lực học tập của học sinh trong khi chủ trương là giảm tải.

Ông Nghiêm Đình Vỳ nhấn mạnh: “Môn Lịch sử học bắt buộc chắc chắn sẽ phải thi. Khi thêm môn học thì phải thêm thi cử, đánh giá. Hồi trước thi Văn, Toán, Ngoại Ngữ rồi bốc thăm môn nhưng bây giờ mình không làm như cũ. Sau cuộc này phải bàn và kiểu gì cũng phải thi”.

Theo Công luận

https://congluan.vn/lich-su-tro-thanh-mon-bat-buoc-chuong-trinh-nhieu-mon-hoc-se-bi-cat-xen-post196586.html


Cùng chuyên mục

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu