Lễ hội “Thống nhất non sông”

10:04 | 28/04/2024

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 -30/4/2024) và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 – 01/5/2024). Ngày 30/04 tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ hội “Thống nhất non sông năm 2024”. Lễ hội “Thống nhất non sông” năm nay bao gồm các hoạt động: Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông”; Giải đua thuyền “Thống nhất non sông” tranh Cup HUDA năm 2024, được tổ chức tại bến đua thuyền bờ Bắc sông Bến Hải (Di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải). Tham gia gồm có đội tuyển của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và các đội đua đến từ tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Nghệ An và Bình Thuận.

Ảnh: Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải, nơi diễn ra lễ hội Thống nhất non sông năm 2024 vào dịp 30/04 (ảnh: Báo Quảng Trị)

Trong dịp Lễ hội, tổ chức Lễ dâng hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9 và Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị với sự tham gia của các Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, các Sở, Ban, Ngành và đoàn thể cấp tỉnh và các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương và của tỉnh trên địa bàn, cùng đông đảo cán bộ và nhân dân…

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là nơi đã oằn mình gánh chịu bom đạn ác liệt của Mỹ ngụy, là nhân chứng lịch sử mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam – Bắc suốt hơn 20 năm ròng rã đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Chiến tranh đi qua nhưng hồi ức về những đau thương, mất mát, những chiến công hào hùng, bất khuất của quân và dân ta mãi không phai nhạt.

Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024 là dịp để  tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc. Thông qua đó giáo dục, bồi dưỡng và phát huy hơn nữa lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào, ý chí tự cường dân tộc; khẳng định những thành tựu vĩ đại mà dân tộc ta đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; cổ vũ toàn dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, nêu cao ý chí, quyết tâm vượt qua thách thức, xây dựng quê hương Quảng Trị tiến nhanh, tiến mạnh trong công cuộc đổi mới và hội nhập.

Minh Tâm


Cùng chuyên mục

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Đền Truông Bát Hà Tĩnh: Đìu hiu chờ ngày xử lý

Đền Truông Bát Hà Tĩnh: Đìu hiu chờ ngày xử lý

Mấy ý kiến về chọn mặt nạ tuồng (hát bội) tiêu biểu phục vụ quảng bá phát triển du lịch Bình Định

Mấy ý kiến về chọn mặt nạ tuồng (hát bội) tiêu biểu phục vụ quảng bá phát triển du lịch Bình Định

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

Hà Tĩnh: Tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”

Hà Tĩnh: Tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?