Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được tổ chức từ ngày 8 – 10/3

16:35 | 24/02/2023

Ông Nguyễn Hòa, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn cho biết: Lễ hội sẽ được tổ chức trong 3 ngày từ 8 – 10/3/2023 (nhằm ngày 17 – 19/2 Âm lịch) tại chùa Quán Thế Âm.



Nhiều công trình tại chùa Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn đã được hoàn tất sẵn sàng cho việc tổ chức Lễ hội.

Năm 2023, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức với quy mô cấp thành phố. Đây là lễ hội diễn ra hằng năm vào ngày 19/2 Âm lịch. Lễ hội là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo, là nỗ lực của người dân địa phương trong việc phục dụng, bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; là dịp để phật tử nói riêng và nhân dân nói chung cầu cho Quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người.

Nghi lễ chính thức của Lễ hội là Lễ Vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm diễn ra lúc 7 giờ ngày 10/3 (ngày 19/2 Âm lịch). Trong khuôn khổ lễ hội có lễ dâng hương Tưởng niệm Huyền Trân Công chúa, lễ tế Xuân cầu Quốc thái dân an; các hoạt động diễn thuyết về giá trị Ma nhai Ngũ Hành Sơn vừa được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra còn có các hội thi điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, các gian trưng bày giới thiệu về đá Non Nước; biểu diễn thả diều nghệ thuật, trình diễn khinh khí cầu; diễu hành xe hoa, đua thuyền truyền thống… Đặc biệt, tại lễ khai mạc vào lúc 19 giờ ngày 8/3 sẽ công bố, trao chứng nhận Kỷ lục Việt Nam cho độc bản lá Bồ Đề lớn nhất được mạ vàng 24k và chứng nhận cho độc bản 16 bức tranh sứ màu được cẩn trên tường của 4 ngôi tháp ở chùa Quán Thế Âm.

Ông Nguyễn Hòa nhấn mạnh, Lễ hội năm nay được tổ chức quy mô, hoành tráng sau thời gian dài tạm ngưng do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 với tiêu chí 5 không: Không có trộm, cướp và tệ nạn xã hội; không có lang thang xin ăn, xin ăn biến tướng; không xả rác, không vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; không chèo kéo khách, nâng giá, ép giá; không phóng sinh và các hoạt động mê tín dị đoan.

Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn đã được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Năm 2021, Lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tin, ảnh: Trần Lê Lâm (TTXVN)

Nguồn Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/le-hoi-quan-the-am-ngu-hanh-son-duoc-to-chuc-tu-ngay-8-103-20230224141637172.htm


Cùng chuyên mục

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam