Hàng nghìn hộ dân huyện Tư Nghĩa và Mộ Đức (Quảng Ngãi) chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, hình thành làng trồng hoa cúc lớn nhất miền Trung phục vụ dịp Tết.
Cánh đồng hoa cúc pha lê rực vàng đón Tết Kỷ Hợi 2019 bên dòng sông Vệ (xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi).
Ruộng hoa cúc thẳng tắp chờ đưa đi tiêu thụ.Theo các thương lái, so với các tỉnh ở khu vực miền Trung, Quảng Ngãi là địa phương có số hộ trồng hoa cúc Tết nhiều nhất.
Hàng trăm nghìn chậu hoa cúc rực vàng trên khắp đường quê, ngõ xóm ở huyện Tư Nghĩa. Vụ hoa Tết năm nay, ông Nguyễn Văn Hà (ngụ xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa) trồng 500 chậu hoa cúc pha lê trong vườn
Khác với một số nơi trồng hoa cúc trên cả nước, 14 năm qua, hàng nghìn hộ dân ở xã Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ (huyện Tư Nghĩa) và xã Đức Nhuận (huyện Mộ Đức) chuyển đổi diện tích cây trồng, hình thành nhiều làng trồng hoa cúc Đà Lạt xen giữa khu dân cư. Nhìn từ trên cao, hoa cúc khoe sắc giữa các khu dân cư tạo nên bức tranh quê thanh bình ở xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa.
Những ngày này, thương lái từ khắp các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên về tận nhà vườn thu mua hoa cúc.
Việc trồng hoa còn tạo ra công việc vận chuyển cho cư dân xung quanh. Mỗi công lao động được trả 200.000-300.000 đồng/ngày.
Ông Trần Thanh (ngụ xã Nghĩa Hiệp) cho hay trồng hoa cúc bán vào dịp Tết thu lãi cao gấp 4 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích. Năm nào gia đình cũng lãi từ 40 triệu đến 60 triệu đồng từ loài hoa này.
“Nhờ thời tiết thuận lợi, vụ hoa cúc năm nay phát triển tốt, nụ đều. Mỗi chậu hoa cúc bán tại vườn có giá 300.000 đến 350.000 đồng, sau khi trừ chi phí, nhân công, gia đình tôi lãi hơn 50 triệu đồng”, ông Hà nói.
Lãnh đạo huyện Tư Nghĩa cho biết địa phương có gần 1.000 hộ trồng hàng chục ha hoa Tết, chủ yếu là các loại hoa cúc Đà Lạt. Nếu mưa thuận gió hòa, mỗi năm người dân địa phương có thể thu về hơn 35 tỷ đồng từ hoa Tết
Người dân tất bật dùng xe đẩy vận chuyển hoa từ vườn ra ven đường để thương lái thu mua
PV(TH)