Lạ mắt cảnh trai tráng mặc váy rước nước tại lễ hội đình Chèm

18:13 | 14/06/2022

Lễ hội đình Chèm cho đến nay vẫn giữ được nhiều nét truyền thống độc đáo, trong đó có nghi thức đội phù giá mặc quần chèo rước nước về từ sông Hồng.


Lễ hội đình Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra trong ba ngày từ 14 đến 16 tháng 5 âm lịch, để tưởng nhớ đến công lao của Đức thánh Lý Ông Trọng.

Theo truyền thuyết, Đức thánh Lý Ông Trọng là người quận Giao Chỉ, vóc dáng cao to lạ thường, thông minh, tài giỏi. Đức thánh đã sang nước Tần, làm quan trấn thủ đất Lâm Thao, chống lại quân Hung Nô. Khi tuổi cao, Ngài về nước an hưởng tuổi già và mất tại làng Chèm. Từ đó, người dân nơi đây thờ phụng, coi Ngài là Thành hoàng, tin rằng Đức thánh luôn phù hộ cho đất nước và dân làng.

Nghi lễ đặc trưng rước nước tại lễ hội đình Chèm. Ảnh: TPO

Từ xa xưa, lễ hội đình Chèm có nhiều nghi lễ đặc trưng như: Lễ rước nước trên sông Hồng, rước văn, tắm tượng thánh…

Lễ rước nước bắt đầu bằng các nghi lễ tại đình Chèm, sau đó xuất phát từ đình rồi xuống thuyền ra giữa sông lấy nước. Nước rước ngày chính hội (14 âm lịch) dùng để thờ trong đình làng. Ngày rước nước lần thứ 2 về tắm cho Đức Thánh. Rước nước ngày 3 là thể hiện mong muốn cuộc sống no đủ.

Đặc biệt, có khoảng 70 người trong đội phù giá, đều là nam giới từ 18 đến 35 tuổi, có tư cách đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của làng. Đây là những người đảm nhận khâu rước nước trong lễ hội. Các thành viên trong đội phù giá mặc quần chèo (giống như váy cuốn) được làm từ 2m vải điều, sau đó xếp lại quấn một vòng từ trái sang phải.

Đoàn rước nước bắt đầu xuất phát từ đình Chèm, có sự tham gia của hơn 100 người, đi đầu là đội múa rồng, đánh trống, đánh chiêng….

Đoàn thuyền rước đi một vòng hết địa phận của ba làng Chèm, Hoàng Xá và Liên Mạc thì quay 3 vòng, đi chậm rồi dừng lại, thả vòng càn khôn bằng cây song để cụ Chủ tế dùng gáo đồng múc nước vào chóe, mỗi chóe 3 gáo. Sau khi múc xong, một phù giá dùng xô nhựa múc đầy xô và để cạnh ba chóe nước.

Lấy nước xong, đoàn thuyền rước quay trở về bến ngự. Khi về qua đình các thuyền phải quay đầu vào để lễ Đức Thánh, rồi trở về bãi tập kết. Nước trong bình được đem về đình Chèm để thờ cúng và sử dụng trong lễ tắm tượng, bài vị Đức Thánh.

Hội đình Chèm là một trong những lễ hội cổ, với nhiều nghi lễ đặc trưng cho các sinh hoạt văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng. Thông qua lễ hội sẽ truyền thụ cho lớp lớp con cháu hiểu sâu sắc hơn về dòng họ, truyền thống lịch sử, chiến công của cha ông, nhằm khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước.

Với ý nghĩa tốt đẹp đó, ngày 17/6/2016, lễ hội đình Chèm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Dưới đây là một số hình ảnh về nghi thức rước nước trong lễ hội đình Chèm năm 2022:

Đội phù giá xuất phát từ đình Chèm rồi xuống thuyền ra giữa sông lấy nước. Ảnh: TPO

Thế Vũ

Nguồn Báo điện tử Công luận

https://congluan.vn/la-mat-canh-trai-trang-mac-vay-ruoc-nuoc-tai-le-hoi-dinh-chem-post198986.html


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả