Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

21:29 | 18/11/2024

Là một trong những địa phương được UBND tỉnh Quảng Nam tặng Cờ thi đua dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của Huyện Đại Lộc năm 2023, nhân dân và cán bộ  xã Đại Thạnh được Bộ công an tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Những ngày vừa qua, các Khu dân cư trên địa bàn xã Đại Thạnh đã tổ chức nhiều hoạt động Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024).

Trong khuôn khổ các hoạt động nói trên, chúng tôi may mắn có mặt trong một buổi Hội nghị thông tin thời sự và giao lưu với các vị cán bộ nguyên là lãnh đạo có nhiều gắn bó với điạ phương trong những năm kháng chiến như: Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; ông Lê Trí Tập, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Nam, nguyên Kỹ sư trưởng thiết kế xây dựng công trình Đập Khe Tân; ông Nguyễn Hữu Mai, nguyên Phó Chủ tịch TW Hội Nông dân Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam; ông Ngô Thanh Hải, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát QLHC Công An TP Đà Nẵng…

Dịp này, trong nội dung câu chuyện thời sự, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn tập trung phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, … và những tác động đến tình hình khu vực trong thời gian diễn ra gần đây. Về vấn đề trong nước, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn nhấn mạnh những thành tựu, thắng lợi của nước ta trên nhiều lĩnh vực ngoại giao, bảo về an ninh tổ quốc, đồng  thời nêu rõ quyết tâm phòng chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng của Đảng ta, qua những vụ việc được điều tra làm rõ trong thời gian gần đây đã được dư luận trong nước đánh giá cao. Bên cạnh đó, ông thật vui mừng đánh giá cao những nổ lực của lãnh đạo và người dân xã Đại Thạnh trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… đã góp phần không nhỏ đem lại những thành tựu cho quê hương Đại Lộc, Quảng Nam của thời dựng xây phát triển.

Là người con sinh ra và lớn lên tại xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, là con liệt sĩ, gia đình có 7 người thân hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nguyễn Thanh Tuấn lớn lên trong nghèo đói và khói lửa đạn bom. Năm 1967, cha mẹ ông hy sinh, tròn 14 tuổi đã làm chiến sĩ liên lạc của Tiểu đoàn Đặc công 91 Lam Sơn. Tổ chức lúc ấy muốn cho ông ra Bắc học tập, nhưng ông nhất quyết xin ở lại miền Nam để chiến đấu tại quê nhà. Do đó, đến nay, dù  quê hương không còn bóng giặc, trở lại Đại Thạnh, ông vẫn rưng rức nhớ lại nhớ những dấu chân gian khổ của đồng đội và của chính mình một thời chinh chiến.

Ông Lê Trí Tập, vốn là người lãnh đạo thường được người dân xứ Quảng nhắc nhở, yêu mến qua nhiều đóng góp của ông từ khi ông cho xứ Quảng khi còn là Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, tại buổi giao lưu, ông chỉ tập trung nói nhiều về qua trình  thiết kế xây dựng công trình Đập Khe Tân từ trước và sau chiến tranh mà ông là kỹ sư trưởng, và những đóng góp của ông qua các công trình giao thông tại Đại Lộc.

Năm 1972, ông  Lê Trí Tập được bố trí về miền Nam để tăng cường về chỉ đạo dân sản xuất ổn định dời sống tại chỗ sau khi các khu vực thuộc Khu 5 được giải phóng. Từ thời điểm ấy, ngành thuỷ lợi và khí tượng thuỷ văn đã lưu ý các công trình như Thạch Nham ở Quảng Ngãi, Phú Ninh ở Quảng Nam, An Lão ở Bình Định, Khe Tân ở Quảng Đà… Vào giữa năm 1974, ông thực hiện chuyến đi  từ Quế Lộc về đến địa điểm thuận lợi cho việc khảo sát.

Câu chuyện ngày ấy ông Tập đi khảo sát Đạp Khe Tân “có lúc nghe pháo địch từ phía núi Lở, Ái Nghĩa bắn dồn đạp vào bià rừng, có lúc địch bắn dồn từ phía Hà Nha… mà vẫn phải vừa đi vưa xem bản đồ cho tới khi được dẫn lên Khe Cái thì mới biết đã đến vùng tuyến. Ngay tại vùng tuyến này, dựa vào mốc dãy Gò Đu, có thể chọn được nhiều tuyến chính để so sánh”. Tuy nhiên, thật thú vị là nghe ông nhắc lại toàn bộ sự việc mấy câu thơ vui: “ Khe Tân Pháp đã chọn rồi/Nhưng mà tuyến đó là nơi khó làm/ Hồ nhỏ chẳng được bao lăm/ Ý tôi muốn chọn tuyến đập nằm (ở) Gò Đu… / Chia tay gặp bác Bốn Thi/ Đi về Trung Phước việc gì tính sau/ Mong cho thắng lợi càng mau/ Hoà Bình lặp lại cùng nhau để bàn”. Thế rồi đến sau ngày hoà bình, ông lại kể: “ Hoà bình vỡ đất khai hoang/ Vùng B thuỷ lợi lại bàn Khe Tân/ Nhớ thương anh Phạm Đức Nam(*)/Con người tâm huyết quyết làm Khe Tân/ Công trình nay đã hoàn thành/Nước đã về tưới tươi xanh ruộng đồng”

Đặc biệt, trong câu chuyên, ông Tập luôn nhắc đến ông Phạm Đức Nam với những tình cảm yêu quý và trân trọng nhất: “Hồi đó, anh Nam nói với tôi ở Phú Ninh , nếu làm xong cái Phú Ninh mà không làm xong Khe Tân là tau chết không nhắm mắt”. Sau này, sau khi khánh thành công trình, tôi và anh có về lại Khe Tân, ảnh lên đứng trên đập và  cười khúc khích. Anh ôm tôi vào lòng,  bào rằng: “Tập ơi!Khe Tân nguyện ước của ta/ Khe Tân quá tuyệt vời/ Bây giờ tau chết được rồi Tập ơi”. Tôi ôm anh nói giỡn một câu: “ Anh mà chết thật, cuộc đời mất vui”. Rồi chúng tôi cùng cười. Anh nói thêm: “Khe Tân công sức bao người dựng xây”.

Ông Nguyễn Hữu Mai, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đại Lộc thân yêu, đi theo cách mạng từ thời niên thiếu, trải qua và chứng kiến biết bao nhiêu cảnh tàn khốc của chiến tranh …Ông Mai cho biết: “Trong ký ức của tôi, điều tâm nguyện trong những ngày kháng chiến, nếu ngày mai còn sống, đất nước thanh bình,  mình và đồng đội còn lại sẽ cùng nhân dân tổ chức xây dựng một số công trình văn hóa biết ơn những người đã ngã xuống. Chính vì vậy, ngay những ngày đầu sau giải phóng khi làm Bí thư xã Đại Cường, tôi đã cùng Đảng bộ và nhân dân nơi đây quy hoạch sớm khu nghĩa trang liệt sĩ để quy tập anh em về, sợ để lâu ngày thất lạc”.

Nói thêm về mối gắn bó sâu đậm của ông Nguyễn Hữu Mai với xã Đại Thạnh,  Đại tá Ngô Thanh Hải, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát QLHC Công An TP Đà Nẵng kể lại: “Vào năm 1967, Ban An ninh Quảng Đà tuyển dụng một số thanh niên học khoá đào tạo 3 tháng để trở thành cán bộ an ninh thực thụ. Khóa học chỉ mới diễn ra nửa giai đoạn thì có lệnh đi phía trước. Lúc này, anh Mai là Tiểu đội trưởng, tôi là chiến sĩ của đơn vị này. Khi chúng tôi dừng chân ở xã Đại Thạnh, thì bị địch phát hiện gọi đạn pháo bắn vào đội hình, khiến học viên Nguyễn văn Tươi hy sinh tại chỗ. Lúc đó, tiểu đội phải ở lại lo việc chôn cất Tươi sát bên cạnh hồ thuỷ lợi Khe Tân. Trong nghi thức tiễn biệt chia tay đồng đội lần cuối cùng, chúng tôi cùng đưa tay chào và nhớ mãi lời nói dõng dạc, đầy động xúc động của anh Mai: “ Đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ tại đây, hãy yên nghỉ. Chúng tôi còn phải tiến về phía trước, không thể được phép nấn ná lâu dài…”.

Sau buổi gặp gỡ thân tình, với những câu chuyện gần gũi của những vị khách nói trên, chị Nguyễn Thị Minh Nam – PBT Đảng ủy, CT UBND xã Đại Thạnh đã không giấu được niềm vui: “ Đây là một buổi sinh hoạt hết sức đặc biệt trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024) của xã Đại Thạnh. Những câu chuyện nghe được trong buổi gặp mặt hôm nay vô cùng thực tế và gắn liền với địa phương, khiến chúng tôi từ lãnh đạo cho đến người dân nơi đây cần phải nổ lực, chăm sóc xây dựng quê hương tốt hơn nữa để xứng đáng với sự hy sinh, công hiến của thế hệ đi trước”.

TRẦN TRUNG SÁNG

(*): Phạm Đức Nam (1922 – 2004) nguyên Phó Bí thư, Chủ tịch UBND Cách mạng Đặc khu Quảng Đà, nguyên Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng

Ảnh: 1/ Từ trái sang: Nguyễn Thị Minh Nam – PBT Đảng ủy, CT UBND xã Đại Thạnh (thứ nhất); Đại tá Ngô Thanh Hải (thứ hai); Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn (thứ ba); ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh QN; ông Nguyễn Hữu Mai, nguyên Phó Chủ tịch TW Hội nông dấn VN.


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

Chung tay cùng Tạp chí Văn hiến Việt Nam chia sẻ khó khăn với bà con vùng bão lũ

Chung tay cùng Tạp chí Văn hiến Việt Nam chia sẻ khó khăn với bà con vùng bão lũ