Kinh tế Trung Quốc nghiêng ngả trong khủng hoảng năng lượng, bất động sản

14:43 | 20/10/2021

Nền kinh tế Trung Quốc đạt tăng trưởng thấp nhất trong một năm trong Quý 3 do thiếu điện, chuỗi cung ứng tắc nghẽn và thị trường bất động sản chao đảo nghiêm trọng. Những yếu tố này đã tạo áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách phải làm nhiều hơn để hỗ trợ cho sự phục hồi.



Dữ liệu công bố hôm thứ Hai cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc tăng 4,9% trong tháng 7-9 so với một năm trước, mức yếu kém nhất kể từ Quý 3 năm 2020.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, bao gồm cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn Evergrande Trung Quốc, chuỗi cung ứng chậm liên tục và khủng hoảng điện năng nghiêm trọng đã đẩy sản xuất tại các nhà máy xuống mức yếu kém nhất kể từ đầu 2020, trong khi đất nước vẫn thi hành các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với COVID-19.

“Sự phục hồi kinh tế trong nước vẫn chưa ổn định và không thuận lợi,” người phát ngôn Tổng cục Thống kê quốc gia (NBS) Fu Linghui phát biểu tại Bắc Kinh trong một cuộc họp hôm thứ Hai.

Nền kinh tế Trung Quốc đang ở giai đoạn hồi phục ấn tượng từ sự đình trệ do đại dịch năm ngoái, nhưng sự hồi phục đã mất đi đà tiến mạnh từ mức tăng trưởng 18,3% nóng được ghi nhận trong Quý đầu năm nay.

“Để đối phó với con số tăng trưởng tồi tệ có thể xảy ra trong những tháng tới, chúng tôi cho rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ thi hành nhiều biện pháp hơn để hỗ trợ tăng trưởng, bao gồm bảo đảm thanh khoản dồi dào trên thị trường liên ngân hàng, gia tăng phát triển cơ sở hạ tầng và nới lỏng một vài phương diện trong chính sách tín dụng và bất động sản tổng thể,” Louis Kuijs, người đứng đầu bộ phận các nền kinh tế châu Á tại Oxford Economics nói.

Một cuộc thăm dò ý kiến các nhà phân tích của Reuter dự đoán GDP sẽ tăng 5,2% trong Quý 3.

Những con số yếu kém đã khiến đồng Nhân dân tệ và hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm trong khi các nhà đầu tư lớn ngày càng lo ngại về sự phục hồi của kinh tế thế giới.

Những lo lắng trên toàn cầu về khả năng ảnh hưởng rủi ro tín dụng từ lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc lan sang kinh tế thế giới cũng ngày càng tăng khi nhà phát triển bất động sản lớn Evergrande của Trung Quốc đang phải vật lộn với khoản nợ hơn 300 tỷ đôla.

Các lãnh đạo Trung Quốc, lo ngại rằng bong bóng bất động sản dai dẳng có thể phá huỷ sự phát triển dài hạn của đất nước, có khả năng sẽ tiếp tục duy trì kiểm soát nghiêm ngặt đối với lĩnh vực này dù nền kinh tế đang chậm lại, nhưng có thể nới lỏng một vài cách thức khi cần thiết, các nhà phân tích cho biết.

Dữ liệu của NBS cho thấy hoạt động xây dựng mới bắt đầu vào tháng 9 đã bị đình trệ liên tục sáu tháng, mức sụt giảm theo tháng dài nhất kể từ 2015, khi các nhà phát triển kẹt tiền cẩn trọng trong đầu tư và tạm dừng các dự án khi hạn mức cho vay thắt chặt hơn.

Trong khi đó, lĩnh vực công nghiệp bị tác động mạnh bởi việc phân phối điện do thiếu than, cũng như việc kiểm soát về môi trường đối với các tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng như các nhà máy thép và nạn lụt suốt mùa hè.

Tổng sản lượng công nghiệp chỉ tăng 3,1% trong tháng 9 so với một năm trước, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ tháng 3/2020, trong đợt đại dịch đầu tiên.

Sản lượng nhôm giảm tháng thứ năm liên tiếp và sản lượng thép thô hàng ngày xuống mức thấp nhất kể từ 2018.

Trái với xu hướng tiêu cực, doanh số bán lẻ tăng 4,4% nhanh hơn dự báo và tăng trưởng 2,5% vào tháng 8, trong khi tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc theo khảo sát giảm từ 5,1% xuống 4,9%.

Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu tuần trước rằng Trung Quốc có nhiều công cụ để đối phó với những thách thức kinh tế mặc dù tăng trưởng đang chậm lại và bày tỏ tin tưởng sẽ đạt được các mục tiêu phát triển của cả năm.

Hôm chủ nhật thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang nói rằng dự kiến nền kinh tế sẽ tăng trưởng 8% trong năm nay.

“Hiện tại, sức mạnh tài chính của Trung Quốc liên tục tăng, và vẫn còn không gian tương đối lớn cho chính sách tiền tệ,” Fu của NBS cho biết.

Tuy nhiên, ngân hàng trung ương vẫn phải thận trọng với chính sách tiền tệ nới lỏng do quan ngại với rủi ro về nợ cao và về bất động sản.

Theo thăm dò của Reuters, các nhà phân tích dự kiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cố gắng kiềm chế kích thích nền kinh tế bằng cách giảm lượng tiền mặt các ngân hàng phải dự trữ tới quý đầu năm 2022.

 

Theo Reuters

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG