Kiến trúc độc đáo của tháp Bà Ponagar (Khánh Hòa)

9:47 | 21/05/2022

Tháp Ponagar (TP Nha Trang – Khánh Hoà) là công trình tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc của dân tộc Chăm được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo của người Chăm và đã tồn tại hơn 1.200 năm. Đây được coi là điểm tham quan du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách khi đến với Nha Trang.


Cách trung tâm thành phố du lịch Nha Trang không xa về phía Bắc 2 km, tháp Ponagar nằm gọn gàng trên một quả đồi Cù Lao, bên dòng sông Cái của thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Vị trí ngọn đồi khá thoáng gió với độ cao khiêm tốn chỉ 50m so với mặt nước biển.

Tháp Ponagar còn gọi là Tháp Bà, thờ phụng nữ thần Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Tương truyền, nữ thần Thiên Y A Na Thánh Mẫu là vị tiên giáng trần, đã có công dạy nhân dân trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải…

Khu di tích tháp Ponagar được chia làm 3 phân khu từ dưới lên trên tương ứng với 3 tầng kiến trúc.

Tầng giữa xưa kia là một ngôi nhà rộng có đầy đủ mái, cột có tác dụng như nhà khách để người dân đến dừng chân hoặc sửa soạn đồ lễ, trang phục trước khi lên điện chính thực hiện nghi lễ. Trải qua thời gian dài, hiện nay chỉ còn các cột hình bát giác.

Tầng trên cùng có thể coi là khá nguyên vẹn so với các tầng dưới. Do tác động của thời gian, tầng trên hiện còn 4 ngôi tháp. 

Cửa các tháp được mở nhìn về hướng biển Đông đón gió ngoài khơi đưa vào. Bên trong tháp có thể nhìn thông lên tận đỉnh tháp, trên thân tháp có nhiều đường góc cạnh.

Tháp được xây chắc chắn bằng gạch đất nung, các mạch gạch gắn khít với nhau cảm giác như các viên gạch tự dính lại với nhau mà không cần phải là vôi vữa.

Họa tiết trang trí trên tháp rất phong phú và đặc trưng, gồm nhiều hình tượng trong tín ngưỡng người Chăm như: Thần Tenexa, các tiên nữ, Ponagar, các loài linh vật …

Ngoài tháp chính thờ nữ thần Ponagar còn có các tháp khác bên cạnh thờ thần Shiva, thần Sanhaka, Ganeka.

Tên tháp Bà Ponagar là ngọn tháp chính lớn nhất, người dân quen gọi nên lấy tên đó gọi cho cả quần thể khu tháp Ponagar. Ngọn tháp chính gồm 4 tầng cao tổng cộng 23 m thờ Ponagar

Hàng năm vào ngày 21/3 âm lịch,  lễ hội thường niên được tổ chức nhằm tưởng nhớ Thiên Y Thánh mẫu Ana. Người dân tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh lân cận… đã vào ngôi tháp chính tại Khu di tích Tháp Bà để dâng lễ vật, thắp hương cúng Thiên Y Thánh Mẫu.

Lễ hội có nhiều nghi thức như: rước kiệu và thả hoa đăng, lễ thay y, lễ cầu siêu, lễ tế cổ truyền, lễ dâng hương tạ Mẫu, lễ cầu “Quốc thái, dân an”, lễ hoàn kinh… Các hoạt động này lần lượt diễn ra đến hết ngày 23/3 âm lịch.

Năm 1979,  khu tháp Bà Ponagar được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia và Lễ hội Tháp Bà Ponagar được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản phi vật thể cấp quốc gia vào cuối năm 2012.

Lê Phú/Báo Tin Tức

https://baotintuc.vn/anh/kien-truc-doc-dao-cua-thap-ba-ponagar-khanh-hoa-20220516140404296.htm

Cùng chuyên mục

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024