Kịch hát ‘Nợ nước non’ – công trình nghệ thuật đặc biệt về Bác Hồ ra mắt công chúng

11:39 | 27/07/2022

 Vở kịch hát “Nợ nước non” có sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật cải lương với dân ca ví, giặm xứ Nghệ, ca Huế, bài chòi khu 5 và dân ca Nam Bộ.


Tối 25/7, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Nhà hát Cải lương Việt Nam đã trình diễn ra mắt công chúng vở kịch hát “Nợ nước non”.

Đây là vở diễn được chuyển thể từ phần I trong bộ sử thi nghệ thuật ba phần mang tên “Nước non vạn dặm” của PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP HCM với các diễn viên tham gia vở kịch hát. Ảnh: SGGP

 

Công trình sân khấu đặc biệt này do NSND Triệu Trung Kiên, Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng; chuyển thể cải lương là soạn giả Hoàng Song Việt. Vở diễn còn có sự tham gia của hơn 60 nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam, Đoàn nghệ thuật UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ và các nghệ sĩ múa TP Hồ Chí Minh.

Vở diễn “Nợ nước non” là công trình văn hóa chào mừng 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và các ngày lễ lớn năm 2022.

Nội dung vở diễn tái hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những năm tháng thiếu thời đến khi Người ra đi tìm đường cứu nước.

Để vở diễn đạt được chất lượng và in đậm dấu ấn thời đại, làm lay động được lòng người, tác giả cùng ê kíp thực hiện vở kịch hát đã chọn cách thức dàn dựng vừa họa ký ức lịch sử xã hội, vừa đi sâu vào luận giải những yếu tố văn hóa, tư tưởng chính trị, xã hội đã hun đúc, rèn giũa nên Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành – Văn Ba qua hành trình từ quê nhà Nghệ An tới kinh đô Huế, qua Bình Định, Phan Thiết đến bến cảng Sài Gòn vượt trùng khơi cứu nước.

Bằng sự nghiên cứu lịch sử, văn hóa công phu, nghiêm túc; bằng sự trải nghiệm, tích lũy vốn sống nhiều năm ở quê hương Nghệ An và nhiều vùng đất khác trong và ngoài nước, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ và đạo diễn Triệu Trung Kiên đã xây dựng hình ảnh các nhân vật, bối cảnh xã hội trong vở diễn một cách chân thực, sống động, giản dị, lôi cuốn người xem qua từng màn diễn.

Đặc biệt là khắc họa sự chuyển biến về nhận thức, tình cảm, tư tưởng của Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành trước các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước và thế giới; các quá trình vận động lịch sử, các phong trào yêu nước và tìm con đường đi đúng đắn để giành lại độc lập, tự do cho nước, cho dân.

Vở kịch hát sống động, giản dị, lôi cuốn người xem qua từng màn diễn

“Nợ nước non” còn được sáng tạo với quan điểm dân tộc và đương đại, vừa bảo tồn được giá trị của nghệ thuật sân khấu cải lương dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa của sân khấu đương đại thế giới. Theo đó, vở diễn có sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật cải lương với dân ca ví, giặm xứ Nghệ, ca Huế, bài chòi khu 5 và dân ca Nam Bộ.

Sau hai đêm diễn tại TP HCM, vở sẽ tiếp tục được công diễn tại Bình Phước (ngày 27/7), Long An (ngày 29/7), Đồng Nai (ngày 30/7), Bình Thuận (ngày 1/8)… Sau đó, “Nợ nước non” sẽ công diễn tại Huế – nơi Bác cùng gia đình có 10 năm sinh sống tại đây.

Được biết, hai phần tiếp theo của tác phẩm sân khấu “Nước non vạn dặm” sẽ ra mắt công chúng vào năm 2023, 2024. Dự kiến tên gọi phần 2 mang tên “Lênh đênh bốn biển” và phần 3 mang tên “Người về”.

Trong 2 phần này, tác giả và ê kíp thực hiện tiếp tục khắc họa, lý giải, ngợi ca con đường bôn ba cứu nước của Văn Ba – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở nước ngoài và những năm tháng Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Một số cảnh trong vở diễn“Nợ nước non”. (Nguồn: Nhà hát Cải lương Việt Nam)

Vở diễn “Nợ nước non” tái hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những năm tháng thiếu thời đến khi Người ra đi tìm đường cứu nước

“Nợ nước non” có sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật cải lương với dân ca ví, giặm xứ Nghệ, ca Huế, bài chòi khu 5 và dân ca Nam Bộ

Bé Anh Đức vào vai Nguyễn Sinh Cung (Bác Hồ lúc nhỏ)

ghệ sĩ Minh Hải, người vào vai chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành và bé Anh Đức – vai Nguyễn Sinh Cung

Thế Vũ 
Nguồn Báo Công Luận

https://www.congluan.vn/kich-hat-no-nuoc-non–cong-trinh-nghe-thuat-dac-biet-ve-bac-ho-ra-mat-cong-chung-post206169.html#p-0

Cùng chuyên mục

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

CSGT Quảng Bình nhận giải thưởng “Gương thanh niên CSGT tiêu biểu”

CSGT Quảng Bình nhận giải thưởng “Gương thanh niên CSGT tiêu biểu”

Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế ra mắt Câu lạc bộ doanh nghiệp tại Hà Nội

Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế ra mắt Câu lạc bộ doanh nghiệp tại Hà Nội

Trường THPT Lê Thánh Tôn tổ chức trọng thể Lễ giỗ vua Lê Thánh Tôn lần thứ 527 (1497-2024)

Trường THPT Lê Thánh Tôn tổ chức trọng thể Lễ giỗ vua Lê Thánh Tôn lần thứ 527 (1497-2024)