Gần đây, do cơn sốt dịch viêm phổi kéo dài ở Vũ Hán, Trung Quốc, số ca viêm phổi được xác nhận ở Vũ Hán đã tiếp tục gia tăng và lây lan ra những vùng lân cận cũng như thế giới. Trong những vùng có nguy cơ nhiễm bệnh, để đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta nên chuẩn bị cho mình một chiếc khẩu trang trước khi bước ra ngoài. Vậy, làm thế nào để chọn được khẩu trang phù hợp và đeo khẩu trang đúng cách, đem đến cho bạn sự bảo vệ tốt nhất?
Mặt nạ thường được sử dụng hiện nay là mặt nạ N95, mặt nạ y tế thông thường, mặt nạ ngành phẫu thuật, mặt nạ than hoạt tính, mặt nạ vải hoặc gạc, mặt nạ bọt biển (mặt nạ polyurethane) và mặt nạ giấy.
Mặt nạ N95
Mặt nạ N95 có khả năng chặn nhiễm trùng giọt cao nhất, khoảng 95%
Độ thoáng khí kém
Thường dùng trong cứu hộ y tế và ngành hoá học
Khẩu trang y tế thông dụng và Khẩu trang y tế ngoại khoa
Có thể lọc 90% những vi hạt có kích thước 5 mi-crô-mét
Tỷ lệ lọc vi khuẩn khoảng 95%
Thường dùng trong y tế và sinh hoạt hàng ngày
Khẩu trang phẫu thuật có dây đeo cổ
Có thể lọc 90% những vi hạt có kích thước 5 mi-crô-mét
Tỷ lệ lọc vi khuẩn khoảng 95%
Độ bám chặt gương mặt tốt, thường dùng trong phẫu thuật
Còn những loại khẩu trang khác không có khả năng lọc virus Corona.
Vì khẩu trang y tế và phẫu thuật có chỉ tiêu lọc vi khuẩn cao, hiệu quả lọc vi khuẩn (BFE) là hơn 95%, với ba lớp: lớp ngoài là vải không dệt có màu, không thấm nước, có thể ngăn chặn nhiễm trùng giọt, lớp trong là lớp vải không dệt có thể lọc và hấp thụ vi khuẩn hoặc virus nhiễm trùng giọt, lớp trong cùng là chất liệu thấm nước, có thể hút nước bọt của người đeo.
Mặc dù mặt nạ N95 với khả năng lọc khuẩn cao nhất, nhưng có thể không đạt được hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng giọt tốt nhất.
Đeo khẩu trang N95 dễ gây ngột ngạt, nóng, ẩm, bí và những yếu tố khó chịu khác, khiến người đeo muốn điều chỉnh mặt nạ để thoáng khí, làm tăng lượng không khí chưa được lọc tiến vào cơ thể con người, tăng lên nguy cơ nhiễm trùng.
Bác sỹ Trịnh Nguyên Du, từng làm việc tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Cựu chiến binh Đài Bắc (Taipei Veterans General Hospital) cho biết, khi dịch SARS đang hoành hành, ông đã ở đó và quan sát hành vi của bác sĩ thấy rằng “Mọi người không thể đeo mặt nạ N95 trong một thời gian dài, nó nhất định mất hiệu quả, thời gian càng lâu, nguy cơ nhiễm trùng càng cao”.
Theo bác sỹ Trịnh, khẩu trang y tế và phẫu thuật nhìn chung vẫn an toàn hơn N95, và người dân phổ thông có thể đeo chúng trong thời gian dài.
Ngoài ra, mọi người không cần thiết phải đeo nhiều lớp khẩu trang y tế, bởi vì nó sẽ làm tăng cơ hội hấp thu không khí giữa mặt nạ và má, gây ra tác dụng ngược lại.
Đeo khẩu trang đúng cách
Các chuyên gia nói rằng cách đeo khẩu trang chính xác là sử dụng bốn hành động “nhìn, đeo, điều chỉnh và áp lại”. Do đó, hầu hết mọi người nên biết phương pháp đeo khẩu trang đúng cách bốn bước như sau:
1. “Nhìn”: Trước khi đeo khẩu trang, hãy phân biệt bên trong và bên ngoài, cũng như trên và dưới, đồng thời chú ý đường viền của khẩu trang để áp vào sống mũi phải hướng lên trên.
2. “Đeo”: Hai tay giữ dây vòng lên hai tai, sau đó cài vào sau tai.
3. “Điều chỉnh”: Điều chỉnh khẩu trang đến vị trí trung tâm, để có thể che mũi và miệng hoàn toàn.
4. “Áp”: Áp viền khẩu trang theo đường của sống mũi để khẩu trang vừa khít với má mà không bị hở.
Vì vậy, khi đeo khẩu trang, mọi người hãy nhớ làm theo 4 bước trên để có thể ngăn chặn vi khuẩn, bụi bẩn trong không khí được hiệu quả nhất, dễ dàng bảo vệ cho bản thân.
Ngoài việc đeo khẩu trang khi ra ngoài, hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh ăn thịt sống và trứng sống, hạn chế tới những nơi đông người và tránh tiếp xúc với động vật.
Tổng hợp