Khám phá chợ phiên trăm tuổi gần Pù Luông – ‘Sa Pa’ của xứ Thanh

11:27 | 07/01/2022

Đến với chợ phiên phố Đoàn ở xã Lũng Niêm (huyện Bá Thước), du khách sẽ được tham quan, mua sắm nhiều sản vật của đồng bào dân tộc Thái, Mường nơi miền Tây xứ Thanh. Chợ hoạt động từ hàng trăm năm nay, mỗi tuần họp 2 phiên.


 

Chợ phiên phố Đoàn (hay còn gọi là phố Đòn) nằm ở xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có từ thời Pháp thuộc.
Đây là phiên chợ độc đáo ở vùng cao Thanh Hóa chỉ họp vào sáng thứ 5 và Chủ nhật hàng tuần. Phiên chợ là nơi giao thương hàng hóa của đồng bào Thái, Mường, Kinh… của các xã Lũng Cao, Cổ Lũng, Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Niêm (Bá Thước) và các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn (Hòa Bình).
Chợ phiên bắt đầu từ 6h sáng tới 10h trưa và thường kết thúc vào lúc 11h trưa. Chợ Phố Đoàn là nơi bày bán đủ các loại hàng hóa từ truyền thống tới hiện đại, từ sản vật “cây nhà lá vườn” tới các loại thực vật động vật được khai thác từ rừng núi như: Rau rừng, thổ cẩm, cam quýt, rượu cần, cua ốc, chuột rừng…
Đặc biệt, tại chợ này có rất nhiều quầy hàng bán rau cải xoong, một loại rau đặc sản được trồng nhiều ở xã Lũng Niêm và Cổ Lũng.

Những chiếc gùi truyền thống vẫn là sản phẩm được nhiều dân bản chọn mua để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Mặt hàng không thể thiếu ở chợ phiên phố Đòn chính là các trang phục thổ cẩm của đồng bào Thái, Mường.
Ngoài ra, các loại cây thuốc, cây để nấu nước uống được lấy từ rừng cũng được dân bản đem đến chợ để trao đổi, buôn bán.
Chuột rừng, sóc… cũng được bày bán, thu hút sự tò mò của nhiều du khách.
Những loại gia vị như mắc khén, hạt dổi rừng… cũng là mặt hàng đặc trưng của phiên chợ vùng cao xứ Thanh.
Chợ phiên phố Đoàn cũng là địa điểm mà khách phương xa có thể tham quan, mua các sản vật của người dân bản địa khi nghỉ dưỡng, khám phá du lịch ở Pù Luông – ‘Sa Pa’ của xứ Thanh. 
Quầy hàng trang phục người Thái, người Mường rực rỡ sắc màu thường thu hút sự chú ý của các khách hàng và khách tham quan.
Các vật dụng hàng ngày sử dụng trong gia đình cũng được bày bán nhiều.
Các sản phẩm đựng đồ được làm thủ công từ tre nứa của đồng bào người Thái, Mường được bày bán rất nhiều trong mỗi phiên chợ bởi tính năng sử dụng phù hợp với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân địa phương.
Đa số hàng hóa từ rau quả đến cây thuốc hay vật dụng đều được người dân bản địa để dành, chờ tới ngày chợ phiên đem bán nên mỗi phiên chợ đều rất đông người.
Để đến chợ, người dân nơi đây phải dậy từ mờ sáng chuẩn bị hàng hóa mang xuống chợ. Họ đến chợ không chỉ để mua bán hàng hóa mà còn là dịp giao lưu, gặp gỡ, hỏi thăm nhau.
Qua hàng trăm năm, chợ phiên phố Đoàn vẫn giữ được nét đặc trưng riêng ở vùng cao. Trong đề án phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, chính quyền đã có chủ trương gìn giữ nét đẹp truyền thống của phiên chợ này.

Theo Infonet

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth