Thực hiện chuyên đề về “Văn hóa giao thông trên tuyến đường sắt Bắc – Nam”, trên Tạp chí Văn hiến Việt Nam số In 364 + 365 xuất bản tháng 5 và 6/2025 đã đăng tải bài viết “Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam” để phản những ưu điểm của cán bộ, công nhân viên công tác trên các chuyến tàu khách Thống nhất. Đồng thời, cũng đưa phản ánh một số hạn chế, bất cập. để ngành đường sắt xem xét và khắc phục. Dưới đây vanhien.plus xin trích lại phần hạn chế đã nêu trong bài viết.
Vài điều trăn trở
Là những nhà báo đã có điều kiện tiếp cận thực tiễn với ngành đường sắt của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, như: Trung Quốc, Liên bang Nga, Nhật bản, Đức, Italia, Pháp, Bỉ.v.v… Và cũng là những phóng viên tác nghiệp tại nhiều Kì họp của Quốc hội có thảo luận đến dự án Luật Đường sắt và công cuộc phát triển đường sắt. Nay trực tiếp du hành trên chuyến “hỏa xa” cũng thấy có nhiều những trăn trở… (!).
Bài trên số báo in đã xuất bản
Với thời gian ngắn ngủi, nắm bắt hoạt động trên một số đoàn tàu nhãn hiệu SE với những cung đường cũng ngắn. Tiếp xúc với cán bộ, người lao động của doanh nghiệp đường sắt cũng chưa nhiều. Tuy nhiên cũng đã nhận thấy còn bộc lộ một số hạn chế mà doanh nghiệp đường sắt và các đơn vị sản xuất trực tiếp là các Chi nhánh đoàn tiếp viên cũng cần xem xết để khắc phục.
Trước hết về nhiệm vụ đổi mới hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi cả nước đang thực hiện công cuộc tinh gọn, sắp xếp lại hệ thống, bộ máy, tổ chức quản lý nhà nước. Và các doanh nghiệp có tầm vóc cũng đang tích cực sắp xếp theo hướng tinh gọn để hoạt động đạt hiệu quả cao. Nhưng điều này chưa nhận thấy ở doanh nghiệp đường sắt hiện tại. Theo đó, dọc tuyến Bắc Nam còn nhiều “Chi nhánh” thuộc doanh nghiệp trong khi nhiệm vụ của các Chi nhánh có thể tinh gọn vào một đầu mối. Chưa kể tới ở một đơn vị nhà ga nhưng có tới mấy đơn vị cùng quản lý, dẫn tới việc thống nhất và sự đồng bộ thiếu nhịp nhàng, thiếu khoa học
.Những hình ảnh biểu dương CBCNV đường sắt trên báo in
Ở ngay các Chi nhánh đoàn tiếp viên cũng vậy(?). Ví dụ Chi nhành đoàn tiếp viên Hà Nội có tới 3 Trạm tiếp viên là Hà Nội, Vinh và Yên Bái, trong khi nhiệm vụ này chỉ cần một Trạm để điều hành cũng đã là quá đủ. Để ra 3 trạm vừa rườm rà, cồng kềnh, thiếu nhất quán trong điều hành… Còn tại các tổ sản xuất mà trực tiếp là các ram tàu khách thì vẫn còn nhiều thiếu sót rất cần phải nhanh chóng khắc phục để công tác phục vụ đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể, nhiệm vụ của nhân viên phát thanh trên tàu cần phải chấn chỉnh. Có thể nói đây là khâu còn rất yếu trên các chuyến tàu khách. Trong khi hành khách hầu hết đòi hỏi phải có phát thanh để thông báo các ga đến, giới thiệu về địa danh các cung đường tàu đi qua.v.v… Trong thời đại “Công nghệ số” phát triển như hiện nay, nhân viên phát thanh ngoài việc trực tiếp nói để nhắc nhở về giờ tàu, về nội qui trên tàu, thì việc tuyên truyền về ngành đường sắt, tuyên truyền về phong cảnh quê hương đất nước được thu săn qua thiết bị thì đâu có gì khó khăn (coop sẵn trong USB hoặc thẻ nhớ)?. Việc sử dụng công nghệ thông tin cho hệ thống phát thanh không chỉ có tác dụng cho khách đi tàu biết về qui định của đường sắt khi đi tàu, mà phát thanh còn làm vui lòng hành khách, giúp cho hành khách hiểu hơn về ĐSVN, cho hành khách biết về các điểm du lịch cần khám phá, biết về văn hóa và lịch của quê hương đất nước và con người Việt Nam.v.v…
Phóng viên Văn hiến Việt Nam tác nghiệp trên tuyến đường sắt Bắc – Nam tháng 6/2025
Và nữa là công tác chào đón hành khách, chào ga tới ga đi… Đây là một nét đẹp văn hóa nhưng có lẽ còn bị bỏ trống. Hoặc có thực hiện thì cũng chưa tạo ta được môi trường gần gũi, thân thiện. Mỗi lần đoàn tàu vào ga thì chỉ có Phó tàu khách cầm đèn (hoặc cờ) để tác nghiệp nhìn rất đơn điệu; hoặc khi tàu xuất phát rời ga cũng chỉ có Trực ban chạy tàu phất phất cờ hiệu nhìn cũng đơn điệu… Giá như khi đoàn tàu từ từ dừng tại sân ga thì trên tất cả các cửa ra vào phía cuối toa tàu đều có các tiếp viên khách vận giơ tay vẫy chào với nụ cười thân thiện thì có lẽ ĐSVN “mãi đỉnh” – hành khách không tiếc gì tràng pháo tay để cổ vũ cho hành vi văn hóa đẹp này. Và khi tàu rời ga, các nhân viên nhà ga tập trung vẫy tay đưa tiễn sẽ tạo ra một cảm xúc thân thiện và tình nghĩa. Lề nếp văn hóa này vận tải khách hàng không và đường biển đã thực hiện từ lâu và được hành khách yêu quí. Duy trì thường xuyên nét đẹp văn hóa không chỉ là lập trình của một chuyến tàu, mà chính nó là cốt cách mang ý nghĩa của “văn hóa doanh nghiệp” – để củng cố và phát triển hoạt động của doanh nghiệp ngày một đi lên…
Bên cạnh những thiết bị, toa xe còn cũ kỹ, còn thiếu tiện nghi hiện đại (ghế ngồi không thoải mái như đường sắt nước ngoài, điều hòa thất thường, vệ sinh chưa đảm bảo, chưa có Wifi, chưa có màn hình…). Mà phong cách phục vụ của các tiếp viên chưa chuyên nghiệp, còn “mang tính bao cấp”, thiếu sự chủ động và thiếu linh hoạt thì đường sắt sẽ chưa thể thực sự hấp dẫn so với các phương tiện vận tải hành khác…
TRẦN ĐỨC THỌ và Nhóm PVMT