Hòa Bình: Ong dại liên tục tấn công, có người tử vong

20:48 | 16/10/2018

Mùa ong, nhiều bà con người Mường ở Hòa Bình đi làm thuê cho các nhà vườn đã liên tục bị ong dại tấn công, có người đã bỏ mạng do bị ong đốt.

Chị Bùi Thị Tùng, người ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều năm ở khắp các tỉnh Tây Bắc. Vốn là người có kinh nghiệm khi đi rừng, nhưng trong năm nay chị đi làm thuê cho chủ vườn bưởi ở xã Thống Nhất, TP. Hòa Bình đã liên tục bị ong dại tấn công. “Óng khoái, ong mật, ong vò vẽ hay làm tổ trên cây bưởi, bụi tre. Chúng làm rất kín, tôi động vào cây là chúng tấn công”, chị Tùng chia sẻ.

Tổ ong vò vẽ. 

Cùng làm với chị Tùng còn có con gái của chị là cháu Bùi Thị Hợp. Cháu Hợp có hôm bị 30 con ong khoái tấn công bất ngờ. Hợp đứng giữa đồi mà khóc thét lên vì sợ hãi. Đám ong làm tổ ở khắp nơi, hễ tổ của chúng đứng trước nguy cơ bị xâm hại là chúng tấn công người. Theo chị Tùng, kinh nghiệm khi đi làm vườn ở vùng núi là nên nhìn kỹ cây xem có ong làm tổ không, nếu nghe thấy tiếng xé gió vù vù là chắc chắn nơi đó có ong trú ngụ thì nên tránh xa.

Ông Nỏi bị ong khoái tấn công phải nhập viện. 

Cuối tháng 9.2018, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hòa Bình) tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn Nỏi, 57 tuổi ở xóm Ong, xã Trung Hòa (Tân Lạc) bị ong khoái đốt 16 nốt. Trong đó, chủ yếu các vết đốt ở vùng tay, chân, một vài nốt ở vùng đầu. Bệnh nhân được chuyển lên từ Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc. Khi nhập viện, ông Nỏi trong tình trạng đau nhức tại vết đốt, nhịp tim nhanh, hơi choáng. Cùng đi làm với ông Nói, ông Bùi Văn H. ở xã Phú Cường, huyện Tân Lạc đã bị đàn ong khoái đốt. Ông H. đã tử vong tại chỗ.

Nhiều nông dân ở đất Mường đã bị ong tấn công. 

Bác sĩ Chu xuân Khánh, khoa Hồi sức cấp cứu chia sẻ, trong ngày 20.9, khoa đã tiếp nhận cùng một lúc 2 trường hợp ở xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình) bị ong Khoái đốt khi đi lấy tổ ong. Trong đó, 1 người bị đốt 20 nốt, người kia bị đốt 60 nốt. Bệnh nhân được chuyển thẳng đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận 4 bệnh nhân bị ong đốt.

Các bác sĩ khuyến cáo cách sơ cứu khi bị ong đốt, cố gắng tránh bị ong đốt, không nên đi bắt ong, chọc tổ ong. Nếu bị ong đốt nên lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra; hầu hết ong đốt xong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da.

Sau khi lấy vòi chích của ong, rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng với nước sạch, có thể bôi dung dịch sát trùng Povidine 10%, cồn 70 độ lên vết đốt. Uống nhiều nước để thải bớt độc tố. Nếu bị đốt nhiều nốt, đốt ở vùng đầu, mặt, cổ và có các biểu hiện khó chịu cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị, tư vấn kịp thời. Thực tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã có trường hợp bệnh nhân tự xử trí ở nhà khi vết đốt đã bị nhiễm trùng mới vào bệnh viện.

Theo Xuân Tuấn (Dân Việt)


Cùng chuyên mục

Công bố nhiều vị trí, chức danh tỉnh Quảng Trị

Công bố nhiều vị trí, chức danh tỉnh Quảng Trị

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam