Hiệu quả 10 năm triển khai Chỉ thị số 40 về tín dụng chính sách xã hội ở Cư Kuin

22:50 | 14/05/2024

Nhìn lại hành trình 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư do Ngân hàng Chính sách (NHCSXH) thực hiện đã mang lại nhiều tác động kinh tế – xã hội tích cực, bảo đảm quyền và khả năng tiếp cận tài chính cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội có ý nghĩa rất lớn trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nói chung và phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. Với hệ thống đồng bộ, bao phủ nhiều nhóm đối tượng, các chính sách tín dụng ưu đãi đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số và Nhân dân ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa có đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng; giúp các thương nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã có thêm nguồn lực để đầu tư, phát triển mô hình sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ…

Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội được công khai tại các Điểm giao dịch xã

Trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Cư Kuin đã yêu cầu Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở tiếp tục tuyên truyền quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40, Kết luận số 06 của Ban Bí thư, các văn bản của Huyện ủy và UBND huyện về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Trong năm 2024, nguồn vốn Ngân sách UBND huyện chuyển sang NHCSXH cho vay là 2 tỷ đồng, đạt 118% kế hoạch giao. Lũy kế đến nay, tổng nguồn vốn huy động từ UBND huyện đạt 15,3 tỷ đồng.

Huyện uỷ Cư Kuin cũng chỉ đạo các phòng, ban ngành liên quan phối hợp triển khai thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát, xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ năm 2014 đến nay, Hội đồng quản trị NHCSXH huyện đã phối hợp với các đoàn thể, địa phương, Ban Quản lý Tổ Tiết kiệm và Vay vốn tổ chức tuyên truyền, thực hiện cho vay 30.275 lượt hộ với số tiền 839 tỷ đồng, trong đó đã có hơn 20.000 lượt hộ vay là người đồng bào các dân tộc thiểu số thụ hưởng các chương trình vay vốn mà NHCSXH huyện triển khai thực hiện.

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như đất ở, nhà ở, đất sản xuất, phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển sản xuất; ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, được người dân hết sức đồng tình và hưởng ứng tích cực.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách trong Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Một số văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung chương trình của Trung ương ban còn chưa được kịp thời, có nội dung hướng dẫn còn chung chung, thiếu cụ thể; công tác điều tra, xác nhận đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách chưa đầy đủ; chậm rà soát, bổ sung, phê duyệt danh sách hộ được vay vốn hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được vay vốn NHCSXH, ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi của các đối tượng chính sách… Những vướng mắc này đã phần nào hạn chế đến hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, cần phải được tiếp tục tháo gỡ.

Nguồn vốn tín dụng chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình vay vốn

Có thể nói, tín dụng chính sách xã hội là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số. Thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số; qua đó củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số cũng góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp dần khoảng cách mức sống giữa các dân tộc, vùng miền, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Cán bộ NHCSXH huyện Cư Kuin thăm các mô hình vay vốn

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng xã hội nói chung, chính sách tín dụng trong Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số nói riêng, cần triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết và Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc và an sinh xã hội nói chung, chính sách tín dụng xã hội nói riêng dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững.

PV

Cùng chuyên mục

Hoạt động nhân văn của công an tỉnh Bắc Giang nhân ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 

Hoạt động nhân văn của công an tỉnh Bắc Giang nhân ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 

Phát huy tối đa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội tại Krông Nô

Phát huy tối đa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội tại Krông Nô

Đắk Mil: Triển khai cho vay tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg

Đắk Mil: Triển khai cho vay tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg

Đắk Lắk: Cho vay 223 người chấp hành xong án phạt tù, dư nợ 18.623 triệu đồng

Đắk Lắk: Cho vay 223 người chấp hành xong án phạt tù, dư nợ 18.623 triệu đồng

Đổi thay Krông Búk

Đổi thay Krông Búk

Nguồn vốn tín dụng chính sách: Điểm tựa niềm tin cho người chấp hành án phạt tù hoàn lương

Nguồn vốn tín dụng chính sách: Điểm tựa niềm tin cho người chấp hành án phạt tù hoàn lương

Đắk Song: Hơn 2.300 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn tín dụng ưu đãi

Đắk Song: Hơn 2.300 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn tín dụng ưu đãi

“Trái tim cho em” trở lại lần thứ hai với Bắc Giang

“Trái tim cho em” trở lại lần thứ hai với Bắc Giang

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỪ  MỘT MIỀN QUÊ

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỪ MỘT MIỀN QUÊ