Giới khoa học cảnh báo về biến chủng nguy hiểm hơn Omicron

10:20 | 19/01/2022

Các nhà khoa học nhận định sự tiến hóa của Omicron là minh chứng cho thấy biến chủng này sẽ không phải là phiên bản cuối cùng của virus SARS-CoV-2 khiến thế giới đau đầu.


“Omicron càng lây lan nhanh thì càng có nhiều cơ hội đột biến, có khả năng dẫn đến nhiều biến chủng hơn”, Bloomberg dẫn lời Leonardo Martinez, nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Boston.

Mỗi người mắc bệnh là một lần tạo cơ hội cho virus đột biến. Omicron có nhiều lợi thế hơn so với các biến chủng trước đó: Lây lan nhanh hơn nhiều ngay cả ở những khu vực có khả năng miễn dịch cao từ vaccine hoặc do từng nhiễm virus.

Do đó, virus có thể tiến hóa thêm nữa do nó sẽ tiếp tục lây cho nhiều người. Các chuyên gia không biết biến chủng tiếp theo sẽ như thế nào và ảnh hưởng tới diễn biến đại dịch ra sao, nhưng họ cho rằng không có gì đảm bảo các biến chủng về sau sẽ gây ra bệnh nhẹ hơn và những loại vaccine hiện có sẽ hiệu quả.

Do Omicron gây ra triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với Delta, biến chủng này làm dấy lên hy vọng đây sẽ là khởi đầu của xu hướng virus trở nên nhẹ hơn, như cảm lạnh thông thường. Virus không lây lan mạnh nếu chúng giết chết vật chủ rất nhanh. Vậy nhưng không phải lúc nào virus cũng ít gây chết người hơn theo thời gian.

Vaccine và khẩu trang vẫn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả. (Ảnh: TNS).

Biến chủng cũng có thể đạt mục tiêu chính – tái tạo – nếu những người bị nhiễm ban đầu có các triệu chứng nhẹ, lây lan virus cho người khác, rồi sau đó bị bệnh nặng, tiến sĩ Stuart Campbell Ray – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins giải thích.

Với cả Omicron và Delta đang lưu hành, nhiều người có khả năng bị lây nhiễm kép – tình huống mà ông Ray gọi là Frankenvariants – “con lai” với đặc điểm của cả hai biến chủng.

Để hạn chế sự xuất hiện của các biến chủng, các nhà khoa học nhấn mạnh cần tiếp tục thực hiện biện pháp y tế công cộng như đeo khẩu trang và tiêm phòng. Họ nhận định Covid-19 sẽ không trở thành bệnh đặc hiệu, giống như bệnh cúm, chừng nào tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu vẫn ở mức thấp như hiện tại.

Trong khi đó, các biến chủng mới xuất hiện là điều không thể tránh khỏi, theo Louis Mansky, giám đốc Viện Viro học phân tử tại Đại học Minnesota. Với rất nhiều người chưa được chủng ngừa, ông khẳng định virus SARS-CoV-2 vẫn là “thứ nắm quyền kiểm soát những gì đang xảy ra”.

 

Theo Zing

Video hay

Cùng chuyên mục

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô

Ngân hàng CSXH huyện Krông Nô sơ kết hoạt động ủy thác quí I năm 2024

Ngân hàng CSXH huyện Krông Nô sơ kết hoạt động ủy thác quí I năm 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

Bon PiNao “thay áo mới”

Bon PiNao “thay áo mới”