Giá vàng đắt nhất lịch sử, người vay bằng vàng ‘méo mặt’ lo trả nợ

14:20 | 02/03/2022

Nhiều người vay bằng vàng đến hạn phải trả đúng thời điểm này khốn khổ vì giá vàng ngày càng đắt và chưa biết khi nào giảm nhiệt.


Chị Nguyễn Thị Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, năm 2021, khi quyết định mua căn hộ chung cư, chị đã mượn 10 lượng vàng của người thân ở thời điểm giá vàng đạt 53 triệu đồng/lượng. Hiện theo hẹn, chỉ còn 2 ngày nữa chị phải trả số vàng đã vay. Nhưng trước đó từ lâu, chị Lan đã mất ăn mất ngủ, lo lắng không yên vì giá vàng ngày càng đắt, khiến món nợ của chị ngày càng phình to. Đặc biệt, nhiều ngày gần đây, giá liên tục tăng dựng đứng, đổ xô hết mốc cao nọ đến mốc cao kia. Đến sáng 2/3, giá vàng vượt 67 triệu đồng/lượng khiến tâm trí chị Lan rối như tơ vò.

Số vàng chị vay trong năm 2021 quy đổi ra tiền là 530 triệu đồng, nhưng nếu phải trả theo giá vàng hiện nay, ước tính sẽ là 670 triệu đồng, tức chị Lan phải trả thêm gần 140 triệu đồng.

“Biết là giá vàng sẽ tăng nên tôi đã cẩn thận để dành được bao nhiêu đều đem gửi ngân hàng bấy nhiêu, chờ đến hạn mới rút ra mua vàng. Nhưng giờ giá vàng cao quá. Tôi mua vàng để trả lúc này còn lỗ hơn so với vay lãi ngân hàng”, chị Lan nói.

Giá vàng tăng cao khiến nhiều người vay bằng vàng lo lắng. (Ảnh minh họa)

Chung cảnh ngộ, chị Hạnh Tuyết (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng đang lo trả khoản nợ bằng vàng từ năm 2019. Tại thời điểm này, giá vàng dao động khoảng 37 – 38 triệu đồng/lượng, số tiền 500 triệu đồng chị Tuyết cần vay tương đương 13 lượng vàng.

Nhưng đến nay, giá vàng hiện tăng gần gấp đôi so với thời điểm chị vay khiến khoản tiền phình ra theo giá vàng hiện nay là hơn 800 triệu đồng, tức chị Tuyết phải trả thêm hơn 350 triệu đồng.

“Khoản tiền trả thêm có thể mua được gần 10 lượng vàng thời điểm vay. Nói thế mới thấy được giá vàng đã tăng mạnh thế nào. Cũng đành phải xoay xở thôi, vì cũng không biết đến bao giờ giá hạ nhiệt”, chị Tuyết nói.

Cuối năm 2019, anh Thành Nguyễn Văn Thành (Hoàng Mai, Hà Nội) vay 8 lượng vàng với mức giá 40 triệu đồng/lượng, tương đương 320 triệu đồng.

“Từ sau khi tôi vay, giá liên tục tăng mạnh và đạt đỉnh. Năm 2020, tôi đã gom góp được gần 300 triệu đồng, nhưng chưa dám mua vàng vì giá cao, muốn chờ sang năm nay, xem giá có giảm không mới mua. Ai ngờ, giá ngày càng tăng sốc. Bây giờ trả nợ là tôi trắng tay, bao nhiêu vốn liếng tích trữ đều đổ vào trả nợ hết”, anh Thành xót xa.

Anh Thành nhẩm tính, 8 cây vàng lúc vay bán được 320 triệu đồng, nhưng giờ mua vàng để bán cũng mất tầm 540 triệu đồng, tính ra chênh 220 triệu đồng.

Nói về việc nhiều người vay bằng vàng thiệt hại nặng khi trả nợ do vàng tăng giá quá cao, theo anh Nguyễn Văn Tuấn – chủ một cửa hàng vàng tại Cầu Giấy – Hà Nội, nếu là tình huống bắt buộc thì đành chịu, còn với những người muốn đầu tư nhưng lại không hiểu rõ về cơ chế thị trường thì đây là bài học đắt giá. Vì có không ít người mượn, vay vàng để đầu tư bất động sản với suy nghĩ giá bất động sản lúc nào cũng sẽ tăng nhanh và cao hơn vàng, cứ vay đi rồi sẽ có lời. Nhưng vàng là tài sản đầu tư mang tính rủi ro cao, có thể tăng giảm thất thường trong ngắn hạn. Trong khi đó, bất động sản thì không phải lúc nào cũng sốt hoặc muốn bán là đẩy đi ngay được.

“Chỉ nên đầu tư khi đã cân đối được phần lớn tài chính, dự báo được những rủi ro nếu có và phương pháp giải quyết những rủi ro đó như thế nào”, anh Tuấn nói.

Theo VTC News


Cùng chuyên mục

Bác sĩ Lê Thành Khánh Vân – Người giữ nhịp đập cho những trái tim

Bác sĩ Lê Thành Khánh Vân – Người giữ nhịp đập cho những trái tim

Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa họp báo.

Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa họp báo.

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột hoàn thành tốt thu ngân sách năm 2024

Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột hoàn thành tốt thu ngân sách năm 2024

Quảng Trị: Liệt sĩ đã được an táng tại nghĩa trang huyện Hải Lăng

Quảng Trị: Liệt sĩ đã được an táng tại nghĩa trang huyện Hải Lăng

Đà Nẵng sẽ quyết liệt thực hiện việc sắp xếp tinh gọn bộ máy hoàn thành trong quý 1 năm 2025

Đà Nẵng sẽ quyết liệt thực hiện việc sắp xếp tinh gọn bộ máy hoàn thành trong quý 1 năm 2025

ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC NƠI BIÊN THÙY

ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC NƠI BIÊN THÙY

QUẢNG BÌNH: Ông Trần Phong làm Chủ tịch UBND tỉnh

QUẢNG BÌNH: Ông Trần Phong làm Chủ tịch UBND tỉnh

ĐẮK LẮK: Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển du lịch cộng đồng

ĐẮK LẮK: Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển du lịch cộng đồng