Đừng chỉ thấy cái sai của người khác mà bỏ qua lỗi của mình

14:39 | 30/11/2021

Một nhà hiền triết ngồi đang ngồi giảng dạy cho bốn cậu học trò của mình. Sau khi kết thúc bài giảng, ông nói với các học trò rằng: “Bốn người các con hãy tự học bài học này và nhớ kỹ rằng các con không được mở miệng ra cho đến khi ta quay trở lại. Ta sẽ rời đi trong vòng một giờ, khi ta quay lại chúng ta sẽ thảo luận về bài học hôm nay”.


Ảnh: Shutterstock.

Sau khi nói xong, nhà hiền triết rời đi, bốn người học trò ngồi ở đó bắt đầu đọc và học thuộc bài.

Một lúc sau, bầu trời kéo đầy mây và trông có vẻ như sắp sửa đổ mưa.

Nhìn thấy thế, một cậu học trò bèn nói: “Trời có vẻ như sắp đổ mưa rồi nhỉ!”

Nghe thấy cậu ta nói thế, cậu học trò thứ hai bèn trả lời: “Cậu không nên nói gì cả, trước khi thầy rời đi đã bảo chúng ta không được nói gì cho đến khi thầy quay trở lại. Và bây giờ cậu lại không vâng lời thầy dạy.”

Người thứ ba nói với người thứ hai: “Đấy, cậu cũng đã mở miệng nói chuyện rồi.”

Cả ba người học trò đều mở miệng nói chuyện trong lúc người thứ tư vẫn giữ im lặng và ngồi chăm chú học bài.

Một giờ sau nhà hiền triết quay trở lại. Ngay khi ông vừa bước vào, cậu học trò thứ nhất đã chỉ ngay vào người thứ hai và nói: “Thưa thầy, cậu ta đã nói chuyện trong lúc thầy rời khỏi đây”.

Người thứ hai đáp lại: “Thì sao nào? Cậu cũng có giữ được im lặng đâu”.

Người thứ ba tiếp lời: “Thưa thầy, cả hai người bọn họ đều không vâng lời thầy”.

Người thứ nhất quay sang nói: “Cậu cũng như thế thôi, cũng mở miệng ra nói chuyện trong lúc thầy vắng mặt đấy thôi.”

“Có nghĩa là cả ba con đều mở miệng ra nói chuyện trong lúc ta đi vắng. Chỉ có một người vâng lời ta, và là người duy nhất làm đúng theo yêu cầu của ta. Ta có thể chắc rằng người nghe theo lời ta sẽ trở thành một người thành công trong tương lai. Còn về ba con, cả ba đều không nghe theo lời ta dạy bảo, lại tập trung vào việc chỉ ra lỗi lầm của người khác, bởi vì các con không tự nhận ra mình đã sai ở đâu…”, nhà hiền triết nói.

Sau khi nghe thầy giải thích, cả ba người học trò đều cảm thấy xấu hổ vì hành động của mình và cũng đã nhận ra mình sai ở đâu. Họ xin sự tha thứ của thầy và hứa rằng từ nay trở về sau sẽ không bao giờ lặp lại lỗi lầm đó nữa.

Thường thì trong cuộc sống, tình huống như thế sẽ có thể xảy đến, vì chúng ta tập trung quá nhiều vào việc chỉ ra lỗi lầm của người khác và không nhận ra bản thân mình cũng phạm cùng một sai lầm. Thay vì chỉ ra lỗi của người khác, ta nên nhìn lại sai lầm của mình và sửa chữa kịp thời. Không chăm chăm tìm khuyết điểm của người khác cũng là một cách để bạn có được tâm hồn bình yên và hạnh phúc.

Theo Moral Stories

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả