‘Đột nhập’ mỏ vàng bỏ hoang ở Sahara: Phát hiện những thứ kinh ngạc bên trong

11:37 | 28/04/2021

Phát hiện đó là gì?

Hàng trăm công cụ bằng đá được chế tác bởi người Homo erectus (Người đứng thẳng) vừa được phát hiện trong một mỏ vàng bỏ hoang ở sa mạc Sahara (châu Phi). Theo các chuyên gia, các công cụ này có niên đại lên đến một triệu năm tuổi.

Các nhà khảo cổ giả thuyết rằng địa điểm này là một xưởng chế tạo các loại vũ khí, bởi vì các mảnh đá hình thành trong quá trình sản xuất của chúng cũng được bảo tồn. Kho đồ vũ khí thô sơ này là ví dụ lâu đời nhất về việc chế tạo công cụ ở Đông Sahara với niên đại đã được xác nhận rõ ràng.

Những công cụ vũ khí bằng đá tìm thấy trong mỏ vàng bỏ hoang ở Sahara. Nguồn: PLOS

Trước đó, một cơn sốt tìm vàng ở phía đông Sahara đã dẫn đến nhiều mỏ lộ thiên được khai quật, tạo cơ hội hiếm có cho các nhà khảo cổ học để kiểm tra các lớp trầm tích lộ ra ngoài.

Các thợ mỏ đã tìm thấy các công cụ được gọi là dụng cụ cắt, có lưỡi cắt ngang giống nắm tay và dao cắt hình quả hạnh với các cạnh vát ở cả hai bên.

Sử dụng công nghệ OSL để xác định niên đại, các nhà nghiên cứu xác định được lớp đất đá và cát bám vào các công cụ này có niên đại khoảng 390.000 năm trước – Phát hiện này được công bố trên tạp chí PLOS One.

Tác giả chính Mirosław Masojć, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học của Đại học Wrocław (Ba Lan), cho biết: “Điều này có nghĩa là các công cụ chắc chắn còn có niên đại lâu đời hơn. Dựa trên hình dáng của các công cụ, tôi tin rằng chúng có thể đã hơn 700.000 năm tuổi – thậm chí có thể là một triệu năm tuổi”.

Người Homo erectus xuất hiện lần đầu tiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các khu rừng đang rút dần ở vùng xích đạo châu Phi khoảng hai triệu năm trước. Đây là loài Hominid (Vượn lớn) đầu tiên có dáng đi và tỷ lệ giống người, với khuôn mặt phẳng, mũi nổi rõ và lông trên cơ thể thưa thớt.

Trước đó, những người thợ mỏ ở đông bắc Sudan (Bắc Phi) đã phát hiện ra kho đồ tạo tác của loài Hominid. Chúng bao gồm dao cắt hình quả hạnh và rìu cầm tay có lưỡi cắt ngang.

Những chiếc rìu cầm tay bằng thạch anh được tìm thấy trong một mỏ vàng ở khu vực sông Atbara, sa mạc Đông (EDAR) của Sudan. Tay nghề của các công cụ khiến các nhà khảo cổ tin rằng chúng có tuổi đời từ 700.000 năm đến một triệu năm.

 

Theo Soha

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số