Đồng Nai: Thả hơn 320.000 cá thể giống nhân kỷ niệm 64 năm ngày truyền thống thủy sản Việt Nam

11:53 | 02/04/2023

Nhân kỷ niệm 64 năm ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam, ngày 31/3, tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Sở NN & PTNT Đồng Nai đã phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai tổ chức thả cá phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản với hơn 320.000 cá thể giống.

Đây cũng là hoạt động nằm trong Bản ghi nhớ hợp tác số 01/BGNHT-SNN-BTSGHPGVN ngày 01/4/2022 giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

 Theo đó, tỉnh Đồng Nai có diện tích gần 70.000 ha mặt nước, với 18 hồ chứa nước thủy lợi và trên 60 con sông, kênh rạch lớn nhỏ – thuận lợi cho việc nuôi trồng và phát triển các loài thủy sản tự nhiên. Tuy nhiên, theo thời gian, nguồn lợi thủy sản ở các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm sút nhanh chóng. Khu hệ cá tại các lưu vực sông, hồ trong tỉnh đang bị khai thác quá mức và ngày càng suy giảm nghiêm trọng cả về thành phần loài cũng như số lượng cá thể, trong đó số lượng cá thể giảm đến mức báo động. Nhiều loài cá trước đây xuất hiện phổ biến trên lưu vực các sông, hồ trong tỉnh thì nay rất hiếm gặp như cá me, cá cóc đậm, các loài cá trèn, các loài trong họ cá lăng, các loài trong nhóm cá chạch sông, …

Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học tại các thủy vực ở Đồng Nai như: ảnh hưởng của việc xây dựng các hồ chứa nước ở thượng nguồn làm cản trở đường di cư của các loài cá, thu hẹp phạm vi phân bố các loài thủy sản; ô nhiễm môi trường do quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp cũng làm các loài thủy sản trên các hệ thống sông cạn kiệt; một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là người dân khai thác quá mức, khai thác bằng xung điện, chất độc, các ngư cụ có tính chọn lọc thấp, khai thác con non, trong mùa sinh sản làm cho nguồn lợi không tái tạo được và dần mất đi. Do vậy, hành động bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản của toàn xã hội là rất cần thiết.

Từ đó, ngày 01/4/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai ký kết Bản ghi nhớ hợp tác số 01/BGNHT-SNN-BTSGHPGVN giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Phát biểu tại buổi thả cá phóng sinh, tái tạo tái tạo nguồn lợi thủy sản, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi cho biết: “Trong những năm qua, vượt qua những thách thức về dịch bệnh, điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn; phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã không ngừng phát triển và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.

Giai đoạn 2021-2025, ngành thủy sản của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Hoạt động thủy sản phải chịu tác động trực tiếp bởi môi trường tự nhiên và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; Nguồn lợi thủy sản có chiều hướng suy giảm, áp lực khai thác ngày càng gia tăng; chất lượng nguồn lợi, đặc biệt là các loài có giá trị kinh tế suy giảm nhanh, thành phần loài thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài cá trước đây hiện diện phổ biến trên lưu vực sông Đồng Nai hiện nay rất hiếm gặp do hoạt động khai thác, đánh bắt không hợp lý làm phá vỡ cân bằng loài tự nhiên, đặc biệt là tình trạng sử dụng xung điện, chất độc; nghề, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản ngày càng diễn ra phức tạp. Do vậy, việc bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản cần thiết phải có sự hợp tác, chung tay của chính quyền các cấp cùng người dân”.

Đồng chí Phó chủ tịch cũng bày tỏ: “ Chào mừng kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (01/4/1959 – 01/4/2023), UBND tỉnh Phát động phong trào thả cá phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Đồng Nai năm 2023. Thông qua hoạt động này nhằm phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản, đưa việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trở thành phong trào thi đua thiết thực, góp phần phục hồi và tái tạo quần đàn các loài thủy sản đang bị suy giảm, phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường trên các thủy vực tự nhiên của tỉnh.

Tôi tin tưởng rằng, hình ảnh, khí thế của buổi Lễ hôm nay, với số lượng hơn 255.000 cá thể giống thủy sản là loài đặc hữu, loài bản địa; loài có giá trị kinh tế, khoa học được thả vào thủy vực tự nhiên sẽ làm lan tỏa ngày càng manh mẽ phong trào toàn dân chung sức bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần phát triển bền vững nghề cá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Bên cạnh đó, mong muốn rằng trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và PTNT và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai tiếp tục phối hợp làm sâu sắc hơn ý nghĩa, nội dung phối hợp trong Bản Ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản để gắn kết việc làm thiết thực, nhân văn của Phật giáo với nhiệm vụ chính trị của ngành Nông nghiệp và PTNT vì mục tiêu phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững”.

Được biết, năm 2022, Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Chùa Bửu Phước và Trụ trì Chùa Phước Thạnh Cổ Tự tuyên truyền, cấp phát 500 cuốn Sổ tay hướng dẫn hoạt động phóng sinh các giống loài thủy sản đến các tăng ni, phật tử và người dân. Phối hợp Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai xây dựng 01 phóng sự tuyên truyền phát động phong trào chung tay tái tạo nguồn lợi thủy sản. Về công tác thả giống phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh, Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực thủy sản tổ chức thả giống phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ Trị An, sông Đồng Nai và rừng ngập mặn Long Thành – Nhơn Trạch với số lượng giống thả 4.322.588 con, như: cá nước ngọt bản địa, đặt hữu sông Đồng Nai như Vồ đém, chạch lấu, bống tượng, lăng nha, thát lát cườm, …: 3.574.077 con; tôm càng xanh: 356.270 con; tôm sú: 379.870 con; cá chẽm: 4.546 con; cua biển: 7.825 con.

 

 

Hữu Lộc/VHVN

 

 

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh