Đổi thay Krông Búk

11:08 | 16/07/2024

Những năm gần đây xã Krông Búk, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã có những đổi thay rõ nét. Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần vào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Toàn cảnh buổi họp giao ban tại xã Krông Búk, huyện Krông Pắc

Krông Búk là một xã thuần nông thuộc huyện Krông Pắc, buôn đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 53% dân số toàn xã. Với xuất phát điểm thấp (chỉ đạt 3/19 tiêu chí vào năm 2011), qua gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, năm 2020, xã Krông Búk đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, về đích NTM theo kế hoạch.

Krông Búk hôm nay đã có những khởi sắc rõ nét, từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ nghèo nơi đây có điều kiện làm ăn phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, góp phần vào xây dựng NTM tại địa phương. Cũng có nhiều mô hình điển hình kinh tế phát triển và nhân rộng, như: Mô hình nuôi cá lồng của hộ gia đình anh Hùng thôn 4, nuôi bò vỗ béo của hộ gia đình anh Mạnh thôn 17, nuôi gà của hộ anh Vinh thôn 6, nuôi bò sinh sản hộ bà Nguyễn Thị Lan, hay mô hình trồng cây ăn trái hội viên nông dân thôn Đồi Đá,…

Những hộ nghèo sau khi được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách, để giúp họ có kiến thức phát triển trong sản xuất, chính quyền địa phương, các cơ quan ban, ngành, đoàn thể xã đã tổ chức mở những lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ giống mới. Bên cạnh đó, xã cũng tích cực tuyên truyền, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng những mô hình kinh tế điển hình.

Mô hình trồng cây ăn trái hội viên nông dân thôn Đồi Đá, xã Krông Búk

Theo đánh giá của đại diện NHCSXH huyện Krông Pắc, hầu hết những hộ nghèo, cận nghèo sau khi được hỗ trợ, giúp đỡ đã thoát nghèo và có cuộc sống tốt hơn.

Có mặt tại Điểm giao dịch NHCSXH xã Krông Búk vào một ngày cuối tháng 6/2024, chúng tôi được chứng kiến không khí làm việc nghiêm túc và khẩn trương tại đây. Người vay vốn, người trả lãi, người gửi tiền tiết kiệm xếp hàng ngay ngắn đợi đến lượt giao dịch.

Bà Nguyễn Thị Lan vui vẻ, từ khi còn là hộ nghèo, gia đình bà được NHCSXH cho vay vốn để phát triển kinh tế. Bằng nguồn vốn này, gia đình bà quyết tâm đầu tư bò sinh sản để nâng cao thu nhập. Cùng với sự tìm tỏi, học hỏi về kiến thức trong chăn nuôi, bà còn được cán bộ xã hướng dẫn tận tình, phổ biến kỹ thuật, nhờ đó mà đàn bò của gia đình bà đã mang lại thu nhập khá.

Bà Lan cho hay, năm nay, gia đình lại được NHCSXH tiếp tục hỗ trợ cho vay ưu đãi từ chương trình cho hộ mới thoát nghèo. Được sự tiếp vốn của NHCSXH, gia đình bà có thêm điều kiện phát triển sản xuất, trả nợ đúng hạn và sửa lại ngôi nhà mới khang trang hơn.

Trong những năm qua, để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội, UBND xã Krông Búk và các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn đã tranh thủ nguồn vốn vay NHCSXH. Đến nay, đã giới thiệu 562 hộ vay với tổng dư nợ đạt hơn 23 tỷ đồng, so với năm 2023 tăng 42 hộ. Cuối năm 2023, Krông Búk giảm nghèo 14 hộ.

Phó Giám đốc NHCSXH huyện Krông Pắc Nguyễn Xuân Vĩnh cho biết, nhận thức rõ các chương trình tín dụng chính sách mang ý nghĩa nhân văn, Phòng giao dịch luôn tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Thời gian qua, NHCSXH huyện cũng tích cực tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương các thực hiện tốt công tác quản lý nguồn vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể để củng cố, kiện toàn hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn; tuyên truyền sâu rộng tới các hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, có ý thức trả nợ, trả lãi đúng thời hạn.

Ông Vĩnh cho biết thêm, hiện nay, trên địa bàn huyện Krông Pắc được triển khai hơn 10 chương trình tín dụng ưu đãi. Để đồng vốn đến đúng đối tượng và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người thụ hưởng, NHCSXH huyện đã phối hợp thực hiện ủy thác với các tổ chức hội, đoàn thể ủy nhiệm qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Đến nay, trên địa bàn huyện đã thành lập được hơn 374 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Các tổ Tiết kiệm và vay vốn phân bố ở hầu hết các thôn, xóm, tổ dân phố. Mỗi xã, thị trấn bố trí 1 Điểm giao dịch, thực hiện các nghiệp vụ giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi, huy động tiền gửi tiết kiệm… phục vụ các đối tượng ngay tại địa bàn vào một ngày cố định trong tháng.

Sự thuận lợi về phương thức vay vốn, địa điểm vay vốn, lãi suất ưu đãi, đã khiến hoạt động tín dụng chính sách là “điểm tựa” cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Nguồn vốn tín dụng CSXH góp phần tích cực bảo đảm an sinh xã hội và xây dụng nông thôn mới trên địa bàn huyện, ông Vĩnh cho biết.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả Chỉ thị số 40 về tín dụng chính sách trong cuộc sống, cấp ủy, chính quyền xã Krông Búk xác định tăng cường nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội.

Ngoài ra, từ nay đến cuối năm 2024, để giảm nghèo theo Nghị quyết đã đề ra, UBND xã phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền vận động, tiếp tục hỗ trợ tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tiếp cận các mô hình giảm nghèo trên địa bàn và đồng thời giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH đối với những hộ vay mới, những hộ vay cũ thì tiếp cận bằng hình thức vay tăng vốn, vay đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng, những hộ đã thoát nghèo thì giới thiệu vay Chương trình hộ mới thoát nghèo để tạo điều kiện cho các hộ nghèo thoát nghèo bền vững./.

PV

Cùng chuyên mục

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách ở CưKuin

Nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách ở CưKuin

Đắk Lắk: Hơn 485 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn

Đắk Lắk: Hơn 485 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn

Hội Thiết bị Y tế TP. HCM khai mạc Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Hội Thiết bị Y tế TP. HCM khai mạc Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Hơn 500 cây bằng lăng được trồng tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

Hơn 500 cây bằng lăng được trồng tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

NHCSXH Đắk Nông: Tập huấn công tác tín dụng chính sách xã hội cho cán bộ huyện Krông Nô

NHCSXH Đắk Nông: Tập huấn công tác tín dụng chính sách xã hội cho cán bộ huyện Krông Nô

Một bác sĩ luôn tâm huyết với nghề và tích cực hoạt động thiện nguyện

Một bác sĩ luôn tâm huyết với nghề và tích cực hoạt động thiện nguyện

Hoạt động nhân văn của công an tỉnh Bắc Giang nhân ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 

Hoạt động nhân văn của công an tỉnh Bắc Giang nhân ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 

Phát huy tối đa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội tại Krông Nô

Phát huy tối đa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội tại Krông Nô