Đời sống khó khăn, người lao động chọn rút BHXH một lần ngày càng nhiều

15:55 | 11/12/2021

Sau gần 2 năm đại dịch COVID, tình hình kinh tế của người lao động ngày càng khó khăn, công việc bấp bênh, chi phí sinh hoạt tăng cao đã khiến nhiều người chọn giải pháp rút BHXH một lần để trang trải cuộc sống.


Nguồn: JCHaywire/ Flickr.

Thực trạng xu hướng rút BHXH một lần ngày càng tăng

Thời gian gần đây, số lượng người dân đến đăng ký rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có xu hướng tăng. Cụ thể, theo thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, tính đến hết tháng 10/2021, cả nước có hơn 700.000 người rút BHXH một lần, tăng gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020.

Năm 2020, có 860.741 người rút BHXH một lần (chiếm trên 5% số người tham gia BHXH), tăng 53.652 người (tăng 6,65% so với năm 2019).

Theo phân tích số liệu, người rút BHXH một lần (giai đoạn 2016-2020) tập trung ở độ tuổi từ trên 20 tuổi đến đủ 40 tuổi (chiếm 80,9%). 10 năm gần đây, bình quân mỗi năm có khoảng 651.000 người rút BHXH một lần, số người tham gia BHXH bình quân mỗi năm tăng thêm chỉ khoảng 594.000 người.

Nhìn vào các con số có thể thấy được, rất nhiều người dân lao động đang chọn rút BHXH một lần để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống khi dịch COVID làm rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2020, Việt Nam có đến 101.700 trường hợp giải thể doanh nghiệp, tăng 13,9% so với năm 2019.

Tính chung sau 8 tháng đầu năm 2021, có hơn 85.500 doanh nghiệp phá sản. Đây là con số chưa từng có trong 10 năm trở lại đây.

Tuy vậy, thực tế số doanh nghiệp, hộ kinh doanh ngừng kinh doanh hoặc phá sản từ đầu năm 2021 đến nay có thể tăng lên rất nhiều, nguyên nhân vì dịch bệnh COVID bùng phát khiến toàn bộ nền kinh tế gần như “kiệt quệ” và đóng băng do thực hiện cách ly xã hội.

Các góc nhìn khác nhau về thực trạng rút BHXH một lần

Theo đại diện của BHXH Việt Nam chia sẻ trên VnExpress, nguyên nhân của tình trạng trên là do đời sống khó khăn vì dịch bệnh COVID-19, khiến nhiều người lao động phải rút BHXH một lần để có một khoản tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống.

Theo Ông Nguyễn Đăng Tiến, nguyên Phó giám đốc BHXH TP.HCM nhận định, có nhiều lý do để người lao động chọn cách rút BHXH một lần, trước mắt là cuộc sống khó khăn, cần tiền giải quyết. Sau 10-15 năm làm việc, công nhân và người lao động xa nhà có xu hướng trở về quê và chọn rút BHXH một lần để lấy vốn làm ăn, sửa nhà, con cái vào đại học…

Trong hệ thống BHXH có chính sách trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, song không thực sự phát huy hiệu quả, đặc biệt với nhóm thu nhập thấp. Mức hỗ trợ thấp, quy định hưởng khó khăn, chính sách học nghề không hấp dẫn, quỹ kết dư quá lớn trong khi người thất nghiệp không được thụ hưởng. Khi không có khoản trợ cấp thất nghiệp cứu cánh, người lao động sẽ nghĩ ngay đến BHXH một lần, ông Nguyễn Đăng Tiến cho biết thêm.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng một số người chọn rút BHXH một lần vì chưa tin tưởng vào BHXH khi thời gian đợi nhận lương hưu còn rất lâu nhưng tương lai về chính sách của BHXH lại có thể thay đổi theo hướng bất lợi cho người tham gia BHXH. Điều này cũng phụ thuộc vào phần nhiều quyết định của cơ quan nhà nước, người tham gia BHXH phải chấp nhận dù có bất kể thay đổi nào. Đương nhiên, nếu chính sách thay đổi theo hướng càng có lợi cho người tham gia BHXH thì chúng ta cũng sẽ không đối mặt với tình huống càng nhiều người rút BHXH một lần như trên.

Bên cạnh ý kiến của các chuyên gia, một số độc giả cũng để lại bình luận của họ về vấn đề rút BHXH một lần trên báo VnExpress nhận được sự đồng tình của khá nhiều người:

Nguồn: ảnh chụp bình luận (VnExpress.net).

“Đa số ngành nghề ở VN là sử dụng lao động chân tay, mà lao động chân tay ở VN tỷ lệ hao mòn sức khoẻ rất cao, không ai trụ quá 50 tuổi cũng như không có công ty nào thích lao động chân tay từ 45 tuổi trở lên, mà bảo hiểm căn cứ vào tuổi thọ trung bình của người dân mà tăng tuổi nghỉ hưu thì thật tầm bậy, phải dựa vào tuổi nghề của công nhân lao động chân tay mà tính tính, nếu muốn khuyến khích người lao động không rút bảo hiểm một lần thì giảm tuổi hưởng lương hưu về 50 tuổi là đúng với thực tế người lao động ở VN”.

Nguồn: ảnh chụp bình luận (VnExpress.net).

“Tôi thấy giải pháp đang được đưa ra không thật sự hợp lý cho lắm. Tìm cách tăng mức đóng BHXH của người dân và doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này là tăng gánh nặng cho nền kinh tế. Trong khi các quỹ bảo hiểm thì năm nào cũng kết dư, sao không tìm cách cơ cấu lại cách thức vận hành của quỹ mà lại muốn tăng mức đóng, để từ đó có thể tăng lương hưu, trợ cấp thất nghiệp?”.

Có nhiều biện pháp và góc nhìn khác nhau nhằm giảm số lượng người rút BHXH một lần, để thật sự giúp người lao động được yên tâm đóng tiếp BHXH thì cần thiết phải thực hiện những việc sau:

  • Mở cửa lại nền kinh tế, nhanh chóng giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó, thu nhập ổn định sẽ khiến người lao động ít nghĩ tới việc rút BHXH một lần.
  • Xem xét hạ độ tuổi nhận lương hưu để phù hợp tình hình thực tế với từng ngành nghề khác nhau với yêu cầu độ tuổi lao động khác nhau.
  • Duy trì chính sách BHXH ổn định để khiến người lao động tin tưởng hơn vào quyền lợi mà bản thân nhận được trong tương lai. Tránh việc hiệu ứng một khi mất niềm tin, người lao động sẽ rút BHXH một lần một cách ồ ạt.

Vậy người lao động thuộc trường hợp nào được rút BHXH một lần?

Người lao động (NLĐ) tham gia BHXH có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (hoặc chưa đủ 15 năm đóng BHXH đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phương, thị trấn) và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

– NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

– Ra nước ngoài để định cư.

– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

– NLĐ thuộc một trong các trường hợp sau đây khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

 

Tổng hợp

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Bác sĩ Lê Thành Khánh Vân – Người giữ nhịp đập cho những trái tim

Bác sĩ Lê Thành Khánh Vân – Người giữ nhịp đập cho những trái tim

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa họp báo.

Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa họp báo.

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột hoàn thành tốt thu ngân sách năm 2024

Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột hoàn thành tốt thu ngân sách năm 2024

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Trị: Liệt sĩ đã được an táng tại nghĩa trang huyện Hải Lăng

Quảng Trị: Liệt sĩ đã được an táng tại nghĩa trang huyện Hải Lăng

Vững vàng nơi phên dậu của Tổ quốc

Vững vàng nơi phên dậu của Tổ quốc

Đà Nẵng sẽ quyết liệt thực hiện việc sắp xếp tinh gọn bộ máy hoàn thành trong quý 1 năm 2025

Đà Nẵng sẽ quyết liệt thực hiện việc sắp xếp tinh gọn bộ máy hoàn thành trong quý 1 năm 2025