Đôi nét về quê hương Miền Tây qua lời kể của Chuyên gia Chiến lược Nhân hiệu và Thương hiệu

10:15 | 17/05/2022

Ảnh nguồn: internet.

Người miền Tây quê tôi, con người nồng hậu chân chất mà thật thà pha lẫn tình hiếu khách nồng nhiệt, lại đằm thắm như nét riêng của người dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long.

Mỗi vùng miền đều mang nét văn hoá và bản sắc riêng, từ tính tình đặc trưng của con người nơi đây đã hình thành nên tính cách riêng của người dân niềm sông nước quê tôi.

Mỗi vùng miền trên quê hương Việt Nam sẽ có những nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa khác nhau, từ Bắc – Trung – Nam. Và miền Tây có lẽ là nơi mang nhiều hơi thở nhất của vùng đất Phương Nam. Người miền Tây nổi tiếng hiếu khách, hào hiệp, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ những người khách lữ hành lỡ bước tá túc tại nhà họ, rồi họ ân cần đãi cơm, rượu như người bà con xa mới về,… họ nhiệt tình cười nói và hỏi thăm khách khứa, trên môi luôn nở nụ cùng ánh mắt đôn hậu.

Từ già tới trẻ, ở họ đều toát lên vẻ đẹp trong sáng và chân thật khiến ai đến gần cũng cảm mến ngay được. Nhất là những người thiếu nữ nơi đồng bằng này ví như trăng rằm tháng 8, nét xuân rực rỡ và nụ cười e thẹn khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng không khỏi trầm khen ngợi vẻ đẹp ngọt ngào ấy. Còn các chàng trai người miền Tây với làn da rám nắng, ánh mắt chân thành, dáng vẻ hiền lành chất phác pha chút phong trần, phóng khoáng thì hiếm khi có thể làm mất lòng ai, mà ngược lại chỉ có thể thêm yêu.

Người miền Tây có lối sống giản dị, mộc mạc, thẳng tính nhưng chân thành… Nếu có dịp các bạn hãy đến với mảnh đất miền Tây sông nước để thăm thú và trải nghiệm, để cảm nhận rõ nét hơn Hương Sắc Miền Tây, nơi chứa đựng văn hóa con người đáng quý của vùng trời Phương Nam.

Vì sao người miền Tây lại sống tình cảm và phóng khoáng?

Gắn liền với đời sống sông ngước, Miền Tây hay còn là gọi lục tỉnh Nam Kỳ được bao quanh bởi một vùng sông nước mênh mông rộng lớn như sông Mê Kông, sông Tiền, Sông hậu,… phù sa màu mỡ quanh năm. Có lẽ vì nơi đây cũng được mẹ thiên nhiên ưu ái với đặc thù khí hậu thời tiết giữa hai mùa mưa nắng, như trong câu hát “quê em hai mùa mưa nắng” thật tha thiết, dạt dào mà đằm thắm, thân thương.
Cũng nhờ khí hậu ôn đới nên mưa thuận gió hòa giúp cây trái tốt tươi hơn, mùa màng thường cũng được thuận lợi hơn khu vực miền Trung khắc nghiệt hay miền Bắc nhiệt đới bốn mùa khí hậu thay đổi rõ ràng, lúc quá lạnh, lúc lại quá nóng khiến người dân vất vả và lo toan nhiều hơn…thấy lại càng thêm thương miền Bắc và miền Trung yêu dấu.

Chính điều kiện khí hậu khá thuận lợi như mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng mà miền Tây đã sản sinh những sản vật đặc sắc như một món quà trời phú để mỗi ai từng tới đây hay những người con xa xứ luôn nhớ về quê hương miền Tây, càng thêm thương Hương Sắc Miền Tây.
Ở miền Tây dù không phải là vùng đất giàu có, nổi tiếng mùa màng bội thu mỗi mùa vụ, hay nông sản canh tác bậc nhất Đất nước nhưng niềm Tây hiếm khi thiếu cái ăn cái mặc, bởi họ có đất đai rộng lớn, phù sa màu mỡ để trồng các thứ cây ăn trái thậm chí canh tác nông nghiệp rất hiệu quả, họ có sông ngòi, kênh rạch bao la để nuôi cá, tôm, cua, ốc, …v.v. Và người dân, họ thật tài giỏi khi chế biến những món ăn dân dã của quê hương mình thành những món ăn đặc sản, đậm đà vang dội các khắp miền mà ai ai nghe nói đến cũng muốn thưởng thức. Có lẽ vì người dân miền Tây, họ có sẵn bản tính chịu thương, chịu khó, thêm sự phóng khoáng trong tính cách con người miền Tây mà họ cũng trở nên hài hòa và dịu dàng hơn với cuộc sống. Trong cách giao tiếp của họ lúc nào cũng thể hiện một tình cảm chân thành và sự cởi mở dường như không tiếc cái ăn với ai bao giờ.
Từ thời xa xưa, nếp sống của vùng quê này, ông bà đã truyền dạy lại cho con cháu miền Tây rằng, hãy trở thành một người “hành hiệp trượng nghĩa”. Nên những con người nơi đây cũng luôn quan niệm rằng: “thấy việc bất bình ra tay tương trợ”. Mảnh đất sông nước cũng đã xây dựng con người miền Tây hình thành nên đức tính chăm chỉ, làm việc hết mình, làm ra làm, chơi ra chơi.

Người miền Tây thân thiện và ôn hoà

Họ có thể trả lời bạn tất cả những gì bạn thắc mắc và sẵn sàng hướng dẫn rồi đi cùng bạn nếu bạn bị lạc đường. Nếu có cơ hội các bạn hãy lên ghe thuyền và ngồi xuồng đi men theo những con kênh nhỏ để ngắm rặng dừa nước hai bên kênh và nghe người chèo thuyền kể chuyện. Họ sẽ nói cho bạn biết về công dụng của quả dừa nước, sẽ kể cho bạn nghe mùa nước nổi họ sẽ đi đâu, về đâu và làm gì, họ cũng sẵn sàng nhường chiếc nón lá duy nhất của họ cho bạn khi trời nắng nóng. Giọng nói người miền Tây ngọt ngào, dễ thương và đặc biệt họ dùng từ địa phương rất nhiều.

Ví dụ như:

– “Huốc rồi! Đi huốc nhà con Lon rồi. Nhà con Lon ở trỏng này nè. Tuốt ở trỏng lận đó!”

– “Đây, cái đằm này chăm sáo, đằm kia như kiểu Ngọc Chin đó, chăm gử. Mua hông em? Nói nào nghe chị bớt cho chứ bán hỏng lời đồng xu cắc bạc nào ớ đâu”.

– “Lội bộ sụi cái cẳng luôn chớ cái xe cộ gì có mà đi. Tâu có biết lái xe đâu”.

– “Nè, đồ ăn nèee, dọng dô họng mày đi con, cán dọng cho đã đi. Nớ ngon bớ cháy bồ chét luôn á”.

Bạn sẽ băn khoăn không biết điều gì khiến người ta thích thú nghe người miền Tây nói chuyện mà có thể say đắm đến vậy. Tự trả lời cho câu hỏi của mình có lẽ lý giải duy nhất bởi nơi đây hai mùa mưa, nắng nóng, họ làm rất nhiều công việc vất vả để mưu sinh trên sông nước, nên tạo hóa đã phú cho họ một chất giọng dễ nghe để khi họ cất tiếng nói thì mọi mệt nhọc mà thời tiết hay công việc mang đến sẽ tan biến hết.

Người miền Tây trọng tình nghĩa, sống hào sảng và đầy chí khí

Trước khi trở thành mảnh đất màu mỡ, trù phú như ngày hôm nay, miền Tây đã từng chỉ là một khu rừng rậm bị bỏ hoang không ai biết tới, nơi ngự trị của thú dữ và sau đó là giặc ngoại xâm. Sau khi những cư dân miền Trung và một số ít người miền Bắc di cư tới đã góp phần cải tạo, xây dựng mảnh đất miền Tây phì nhiêu như ngày hôm nay.

Bị ám ảnh bởi sự hoang vu và sự rình rập của thú dữ cũng như dư âm của lịch sử mang lại nên những người dân miền Tây nói riêng và miền Nam nói chung luôn sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Họ luôn tự ý thức nếu họ chia rẽ thì sẽ không thể tồn tại trên mảnh đất sông nước này.
Du khách sẽ không cảm thấy lạ nếu có cơ hội ghé thăm một gia đình người miền Tây. Họ sẵn sàng chiêu đãi bạn những món gì ngon nhất mà họ có dù hoàn cảnh sống hiện tại của họ có khó khăn đến đâu. Đó chính là một phần nổi bật trong tích cách con người miền Tây sông nước – cảm nhận một lần khó lòng có thể quên.

Và một đặc điểm nữa đi liền với tính cách người miền Tây Nam Bộ, đặc trưng là: Họ nói một là một, hai là hai, không thay đổi, trước sau tình cảm luôn rõ ràng, dứt khoát. Hơn nữa, nếu họ đã hứa thì phải làm cho bằng được dù cho sự thay đổi có thể mang lại cho họ nhiều điều bất lợi nhưng họ vẫn khăng khăng giữ nguyên lời hứa của mình.

Lợi lộc thì ai ai cũng muốn nhưng không vì chút danh lợi đó mà bắt con người miền Tây làm những công việc phi nghĩa, làm trái với tinh thần đạo đức, nghĩa khí hào hiệp của họ. Đặc biệt, họ chỉ nhận những gì tương xứng với công sức mà họ bỏ ra.

Lại nói về trang phục của người miền Tây Nam Bộ

Mỗi vùng miền của Việt Nam đều có những bộ trang phục đặc trưng riêng và Tây Nam Bộ cũng không ngoại lệ. Nói tới miền Tây sông nước chúng ta sẽ nhớ ngay tới một mảnh đất của những con người quanh năm sống trên sông nước với chiếc áo bà ba, quần lanh đen, chiếc khăn rằn và nón lá.
Áo bà ba được may dưới dạng cổ tròn hoặc cổ tim, thân áo là biến tấu của áo tứ thân miền Bắc nhưng độ dài của áo chỉ kéo đến ngang hông. Áo may bằng vải satin vừa vặn với cơ thể mà không khiến người mặc cảm thấy khó chịu. Áo được may thêm hai túi to phía trước đối với nam giới và hai túi nhỏ đối với nữ. Áo bà ba thường mặc với chiếc quần đen dài chấm đến mắt cá chân. Ngoài ra, khi mặc bộ trang phục này, người ta thường có những phụ kiện đi kèm như khăn rằn ri và nón lá. Lý do khăn rằn ri xuất hiện là bởi người dân ở các tỉnh miền Tây chủ yếu là người Khmer và họ tôn thờ thần Vishnu nên đã làm ra chiếc khăn Krama (dịch là khăn rằn) tượng trưng cho rắn thần Naga.

Người Khmer quan niệm rằng quàng chiếc khăn này trên đầu giống như luôn có thần Naga ở bên chở che, mang lại may mắn cho họ.

Trang phục của người miền Tây đã cùng họ đi qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử. Đã cùng họ trải qua cuộc kháng chiến gian khổ bảo vệ Tổ Quốc, cùng họ tham gia lao động sản xuất, xây dựng đất nước, và cùng họ san sẻ những khó khăn, vất vả hay vui buồn trong cuộc sống hằng ngày. Tất cả điều đó đã tạo nên vẻ đẹp và giá trị cho bộ trang phục đặc trưng của con người miền Tây Nam Bộ.

Hãy một lần đến với miền Tây bình dị, bạn sẽ ấn tượng trước nét văn hóa dân dã. Tiếng nói, nụ cười ngọt ngào của người miền Tây cùng các món ăn đặc trưng ở nơi đây sẽ khiến bạn lưu luyến mãi không thôi.

Hương Sắc Miền Tây là một nền tảng truyền thông thông tin văn hóa du lịch miền Tây, dựa trên đóng góp thực tế của hàng trăm bạn đọc trên quê hương miền Tây và những người dân bản địa cùng những bạn bè của tôi trên khắp đất nước Việt Nam cung cấp thông tin để chúng tôi viết bài viết này. Bên cạnh đó tôi cũng đã từng được đến thăm mảnh đất miền Tây để trải nghiệm thực tế văn hóa và con người nơi đây. Chúng tôi giúp bạn đọc dễ dàng hiểu hơn về văn hóa và bản sắc đặc trưng của vùng đất niềm Tây Nam Bộ, để bạn có cái nhìn sâu sắc về vùng miền văn hóa cũng như giúp bạn hiểu rõ hơn về con người niềm Tây nói riêng và niềm Nam nói chung. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, phần nào giúp bạn chọn ra được địa điểm du lịch lý tưởng cho hành trình của bạn.

Thân ái!

Hà Bảo Trân
Nguồn Hương Sắc Miền Tây

Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

Chung tay cùng Tạp chí Văn hiến Việt Nam chia sẻ khó khăn với bà con vùng bão lũ

Chung tay cùng Tạp chí Văn hiến Việt Nam chia sẻ khó khăn với bà con vùng bão lũ