Doanh nhân Dũng Trường và bộ sưu tập vượt thời gian

14:54 | 27/04/2022

Đam mê những món đồ cổ từ nhỏ, trải qua nhiều thăng trầm, thú vui sưu tầm chưa bao giờ tắt trong suy nghĩ của doanh nhân Dũng Trường. Sở hữu bộ sưu tập giá trị với hàng ngàn mẫu mã, hiện doanh nhân Dũng Trường được giới trong nghề đặt cho biệt danh “ông vua đồ cổ”. Kinh doanh từ tâm và chữ tín, câu chuyện về một doanh nhân tự thân là một hành trình kỳ diệu.


Hành trình từ một đam mê

Tôi đến thăm anh Dũng Trường trong một buổi chiều yên ả, nhẹ nhàng nhưng có lẽ chính cái không khí phảng phất buồn của ngày cuối đông lại tạo ra một cuộc viếng thăm hợp đến kỳ lạ…

Tư gia của anh Dũng Trường tại khu làng nghề Vạn Phúc, Hà Đông, và đây cũng là địa chỉ lui tới thường xuyên của giới sưu tầm, của giới đại gia trong cuộc chơi về đồ cổ.

Khỏi phải nói về bề thế và độ chơi của anh Dũng Trường. Hào nhoáng và thu hút, các món đồ cổ được bày biện xung quanh lối đi, cuốn hút khách ngay từ khi bước vào. Cứ thế người khách mải mê ngắm mãi mà đi khắp căn nhà quên cả thời gian và không gian…

Nhấp một ngụm trà nóng, doanh nhân Dũng Trường mới chậm rãi khơi câu chuyện về một hành trình đặc biệt.

Doanh nhân Dũng Trường với bộ sưu tập đồ cổ hoành tráng của mình.

Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Dũng Trường (tên thật Nguyễn Văn Cương) đã có một đam mê mãnh liệt với các món đồ thời đó. Anh chia sẻ: “Thuở nhỏ, gia đình nghèo không có tiền, mình thường sang nhà hàng xóm chơi và được thưởng thức những bài hát du dương từ chiếc đài Sharp GF-777 chạy băng cát-xét. Nhiều khi cứ vờ sang chơi hoặc lấn lá mãi ở nhà họ khi âm thanh của chiếc đài vang lên. Với đó là những âm thanh vang vọng từ chiếc đồng hồ ODO 54 lúc điểm canh. Rồi tới những chiếc xe đạp Peugeot ‘cá vàng’… những món đồ nhỏ bé như thế nhưng cứ hấp dẫn mình suốt cả tuổi thơ. Và có lẽ ước mơ sở hữu các món đồ ấy đã ăn vào tâm trí mình từ đó”.

Khi lớn lên, anh Dũng Trường vẫn đau đáu nhớ về những món đồ gắn liền với tuổi thơ. Càng nhớ, càng khao khát lại làm anh Dũng Trường quyết tâm sở hữu riêng cho mình một món đồ. Cật lực làm thuê 3-4 tháng, món đồ đầu tiên anh Dũng Trường sở hữu là chiếc đài cát-xét, một món đồ mà có lẽ trong mơ anh vẫn hay mơ về. Tự mình sở hữu được món đồ yêu thích, đó chắc chắn là khoảng thời gian anh cảm thấy hạnh phúc nhất.

Kể từ đó, mỗi lần có người mách về một món đồ cổ nào đó, anh Dũng Trường lại lặn lội để tìm mua lại, không đủ tiền thì anh vay mượn bạn bè người thân. Các món đồ sưu tầm cứ ngày một nhiều lên. Đó là vào những năm 2002, thời điểm anh chập chững bắt đầu bước chân vào nghề sưu tầm đồ cổ.

Cứ thế, càng chơi, càng bỏ công, bỏ sức tìm hiểu, anh Dũng Trường lại càng thêm đam mê, yêu thích. Với anh, thú vui này là sự tìm về hoài niệm, trân trọng các đồ vật, trân trọng giá trị nghệ thuật, niềm say mê tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, khám phá những thông điệp thời gian ẩn chứa trên những món đồ…

Không gian trưng bày bộ sưu tập của doanh nhân Dũng Trường.

Chia sẻ về đam mê của mình, anh Dũng Trường cho biết: “Điều đặc biệt thu hút mình ở những món đồ cổ này là làm cho mình tĩnh tâm lại. Nó khiến mình sống chậm hơn. Nhiều lúc ngắm các món đồ yêu thích mà quên cả thời gian và không gian xung quanh. Nhiều lúc công việc ngoài xã hội làm mình bị căng thẳng, trở về ngắm những tác phẩm yêu thích của mình sưu tầm được thì thấy thư thái, dễ chịu, quên đi những mỏi mệt”.

Tự hào khoe về bộ sưu tập của mình, anh Dũng Trường cho biết hiện tại ở tư gia cũng chính là cửa hàng của anh có tới hàng ngàn các sản phẩm đồ cổ, đồ xưa. Anh sở hữu rất nhiều món đồ quý hiếm, có tuổi đời đến hàng trăm năm, từ chiếc đồng hồ treo tường đến những món đồ bằng đồng hay gốm sứ. Có những món đồ được coi là kiệt tác nghệ thuật của Việt Nam: Bình sứ Bát Tràng từ thế kỷ XVII; đỉnh, lư xông trầm cung đình Huế… Có nhiều món đồ là biểu tượng cho các nền văn hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Cộng hòa Séc, Đức, Pháp, Mỹ, Anh, Nhật Bản… Trong đó, có những cổ vật trong bộ sưu tập của anh được cộng đồng yêu đồ cổ đánh giá cao như: Đèn dầu, đồng hồ tượng, những chiếc bình cúp gốm sứ với nhiều họa tiết cầu kỳ từng thuộc sở hữu của công tước xứ Magenta Pháp, đồng hồ thời Napoleon III với niên đại 1850-1870, máy hát loa kèn hiệu Victor – Made in USA…

Phát triển đam mê, làm giàu với đồ cổ

Sau khi sưu tầm được nhiều năm, các món đồ cổ anh Dũng Trường tích lũy cho mình ngày càng nhiều. Địa chỉ nhà anh cũng là nơi thường xuyên tổ chức những cuộc gặp gỡ, giao lưu của giới đồ cổ. Chính những buổi chia sẻ, nhượng lại cổ vật cho nhau đã khiến anh Dũng Trường có ý tưởng mở cửa hàng để trao đổi, giao lưu với rộng rãi người chơi, người sưu tầm hơn nữa.

Anh chia sẻ: “Ban đầu, mình sưu tầm chỉ để thỏa mãn đam mê của mình, khi mà mình đã sưu tầm được kha khá rồi, thì nhiều anh em họ cũng thích những món đồ này, rồi mình nhượng lại cho họ, chia sẻ đam mê cho họ. Có chút vốn từ đây, mình lại tiếp tục tìm mua những món đồ cổ giá trị khác. Dần dần số lượng các món đồ đẹp, đồ quý cứ dần tăng lên. Từ đó mình có ý tưởng mở cửa hàng để tạo ra sân chơi rộng hơn cho mọi người”.

Dạo một vòng cửa hàng của anh, không khó để nhận ra những món đồ đã từng là một sản phẩm huy hoàng trong quá khứ. Vừa giới thiệu cho tôi những sản phẩm độc đáo, anh Dũng Trường nhanh tay lên dây cót cho một chiếc đồng hồ cổ. Anh cho biết đây là chiếc đồng hồ treo tường ODO được sản xuất những năm 1950. Chiếc đồng hồ này mặc dù đã có tuổi thọ khoảng 70 năm nhưng điệu nhạc “coucou valse” vẫn rất thánh thót. Âm thanh huyền thoại từ chiếc đồng hồ này đã trở nên quen thuộc toàn thế giới và từng được mệnh danh là bản hùng ca đến từ nước Pháp. Sở hữu chiếc đồng hồ này là niềm ao ước của nhiều người, giới sưu tầm cũng coi sản phẩm này là sản phẩm buộc phải có trong tủ sưu tầm của mình.

Chiếc đồng hồ ODO 54.
Xe đạp Peugeot ‘cá vàng’.

Chỉ vào một chiếc xe Peugeot ‘cá vàng’ được sản xuất những năm 1977, anh Dũng Trường tự hào khoe về độ ‘chất’ và hoành tráng của nó. Thời xưa, một chiếc Peugeot ‘cá vàng’ đáng giá bằng cả một gia tài, đó là chiếc xe mà bất kỳ cậu ấm, cô chiêu nào cũng mong muốn sở hữu. Chiếc xe này đã từng được nhiều thế hệ biết đến qua những câu ca dao bất hủ: “Một yêu anh có Seiko – Hai yêu anh có Peugeot cá vàng!”.

Bộ tác phẩm đồng hồ và đèn trang trí được chế tác từ đá Khổng Tước và mạ vàng.

Có trong tay nhiều sản phẩm quý, anh Dũng Trường cũng không ngại chia sẻ cho mọi người, anh tạo ra các hội nhóm trên mạng xã hội để có thể giao lưu được với nhiều người hơn. Từ đó, thương hiệu Dũng Trường trong giới sưu tầm đồ cổ có sức nặng. Nhiều người đánh giá anh là một người có tâm, có tầm và có kiến thức sâu trong nghề. Với thương hiệu riêng Dũng Trường – Đồ cổ đồ xưa, anh đã từng bước đem thú chơi này đến gần hơn với mọi người.

Suốt hơn 10 năm bước chân vào lĩnh vực đồ cổ, anh Dũng Trường luôn tâm niệm phải làm việc bằng cái tâm và chữ tín. Tất cả những món đồ, dù là nhỏ nhất cũng được anh kiểm tra rất cẩn thận. Bản thân anh ý thức được công việc mình đang làm là gìn giữ, bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp, chính vì thế anh luôn kinh doanh một cách trung thực, để góp phần lưu giữ những giá trị vượt thời gian và lan tỏa nhiều điều tốt đẹp cho xã hội hơn nữa.

 

Đình Tuyến/Vanhien

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả