Điểm mặt các loài cua ‘độc lạ’ nhất hành tinh

11:22 | 27/12/2021

Cua nhện, cua đầu gai Panama, cua dừa… là những loài cua có vẻ ngoài kỳ lạ bậc nhất trong thế giới của các loài cua.


Cua đầu gai Panama (Stenorhynchus debilis) dài 1-3 cm, được ghi nhận ở Đông Thái Bình Dương. Loài cua nhện nhỏ này có “mũi” dài, cuống mắt và đầu có gai. Chúng cư ngụ ở rạn san hô, chuyên ăn xác thối.
Cua nhện Thái Lan hay cua nhện tý hon (Limnopilos naiyanetri) dài 1 cm, là loài cua bản địa Đông Nam Á. Có kích cỡ nhỏ và dễ sống trong điều kiện nhân tạo, chúng đã trở thành sinh vật cảnh được ưa chuộng trong các bể thủy sinh.
Cua đỏ đảo Christmas (Gecarcoidea natalis) dài 8-10 cm, là loài cua đặc hữu ở các khu rừng trên đảo Christmas, hòn đảo thuộc Australia nằm ở Ấn Độ Dương. Sống trong hang, mỗi năm chúng di trú ra biển với số lượng khổng lồ để sinh sản.
Cua nước ngọt châu Âu (Potamon potamios) dài 4-5 cm, phân bố ở phía Nam châu Âu. Chủ yếu sống trên cạn. chúng là thành viên của một họ lớn gồm nhiều loài cua lục địa Á – Âu sống ở vùng nước ngọt có tính kiềm.
Cáy (Uca vocans) dài 1-2 cm, sống ở vùng biển bùn Tây Thái Bình Dương. Loài này cùng các họ hàng gần chuyên đào hang trên bờ biển. Chúng có cuống mắt dài đặc trưng. Con đực có một càng rất lớn.
Còng cơm Biển Đỏ (Ocypode saratan) dài 2-4 cm, sống ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chúng là họ hàng xa của cáy. Cả hai nhóm này đều là các cư dân ở bờ biển, thường lẩn trốn rất nhanh khi thấy nguy hiểm.
Cà ra (Eriocheir sinensis) dài 5- 6 cm, có nguồn gốc ở Đông Á. Loài này được nhận dạng nhờ cặp càng có lông mịn bao phủ. Chúng đã được đưa vào Bắc Mỹ và châu Âu, trở thành loài xâm hại ở các khu vực này.
Cua huỳnh đế (Ranina ranina) dài 15-20 cm, được ghi nhận ở các vùng ven biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài này vùi mình dưới các tầng nền mịn như cát, chỉ có mắt nhô ra, để rình rập và tấn công các loài cá nhỏ sống ở đáy.
Cua dừa (Birgus latro) dài 30-40 cm, cư trú ở các khu rừng trên đảo Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài cua họ hàng của tôm nhện này là động vật chân khớp lớn nhất trên cạn. Chúng dùng đôi càng lớn để ăn dừa.
Cua sứ hải quỳ (Petrolisthes ohshimai) dài 2 cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Loài này sống giữa đám hải quỳ Stichodactyla. Chúng thuộc nhóm giáp xác mười chân (gồm các loài tôm, cua), nhưng thực tế chỉ còn 8 chi, có họ hàng gần với tôm nhện hơn là cua thật.
Tôm nhện đỏ sọc lam (Galathea strigosa) dài 7-9 cm, phân bố ở vùng biển châu Âu. Loài này cùng các họ hàng gần có đôi chi cuối cùng tiêu giảm, khiến chúng trông như chỉ có 8 chân.
Tôm nhện hồng nhiều lông (Lauriesa siagiani) dài 1 cm, được tìm thấy ở vùng biển Indonesia. Loài giáp xác nhỏ xíu, nhiều lông này sống trên hải miên bình Xestospongia.

LKLinh

 

 


Cùng chuyên mục

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức, đài thọ

TP.HCM nghiêm cấm cán bộ đi nước ngoài do doanh nghiệp tổ chức, đài thọ

Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững

Vai trò của phụ nữ trong khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế vì sự phát triển bền vững

Cửa hàng Dân sinh triệu nụ cười Hải phòng – tiếp nối những yêu thương

Cửa hàng Dân sinh triệu nụ cười Hải phòng – tiếp nối những yêu thương

Công ty TNHH MTV Web Cộng Đồng Việt Nam – Nơi công nghệ kết nối với thành công

Công ty TNHH MTV Web Cộng Đồng Việt Nam – Nơi công nghệ kết nối với thành công

Thành phố Đồng Hới đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thành phố Đồng Hới đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

Đưa phòng khám Răng Hàm Mặt Sài Gòn – Biên Hoà vào hoạt động

Đưa phòng khám Răng Hàm Mặt Sài Gòn – Biên Hoà vào hoạt động