Viện phòng chống dịch bệnh động vật và thực vật huyện Kim Môn vào ngày 1/1 cho biết, hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào thanh trừ dịch bệnh sốt heo châu Phi tại Trung Quốc, BL Daily đưa tin
Đội tuần tra bờ biển Số 9 (Kim Môn) cho biết, trong lúc thực hiện nhiệm vụ tuần tra bờ biển, các nhân viên Trạm kiểm tra An ninh bến tàu Phục Quốc đã phát hiện một con heo chết trên bãi biển Điền Phố, thị trấn Kim Sa, vào khoảng 3 giờ chiều.
Sau khi nhận được thông báo, Viện phòng chống dịch bệnh động vật và thực vật Kim Môn ngay lập tức đi kiểm tra và phun thuốc khử trùng.
Con heo dài khoảng 170 cm và cao 60 cm, trọng lượng ban đầu của con heo trước khi chết là khoảng 70kg và thời gian tử vong là hơn 3 ngày. Nguyên nhân cái chết vẫn chưa được xác định.
Văn Thuỷ Thành, Giám đốc Viện phòng chống dịch bệnh cho biết, không thể xác định rõ nguyên nhân cái chết vì những thay đổi trên cơ thể của heo sau khi chết, trung tâm đã lấy mẫu gửi đến Viện Nghiên cứu Vệ sinh Gia súc Nông nghiệp Trung Quốc để xét nghiệm.
Trước đêm giao thừa, ngày 30/12, Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc tiếp tục thông tin về tình hình dịch sốt heo châu Phi, trại nuôi heo huyện Trạch Châu thành phố Tấn Thành tỉnh Sơn Tây có 8016 con, trong đó có 24 con nhiễm bệnh, 7 con chết.
Đây là lần thứ 3 tỉnh Sơn Tây ghi nhận heo nhiễm bệnh sốt châu Phi. Trước đó, ngày 6/12, quận Nghiêu Đô, thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây; ngày 3/11 tại huyện Dương Khúc, thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây cũng đã bùng phát ổ dịch.
Trong số 31 tỉnh thành và khu tự trị, chỉ còn 8 tỉnh còn lại tạm xem là “thoát nạn” trong số 23 tỉnh thành và khu tự trị “thất thủ” bao gồm: Tân Cương, Ninh Hạ, Cam Túc, Sơn Đông, Hà Bắc, Quảng Tây, Hải Nam và Tây Tạng.
Hơn nữa, mặc dù chính phủ Trung Quốc đã nghiêm cấm các hành vi buôn bán thịt heo chưa được các cơ quan thú y kiểm duyệt, thế nhưng có những tiểu thương Trung Quốc bất chấp pháp luật và sức khoẻ người tiêu dùng, lén giao dịch mua bán heo tại những nơi hẻo lánh xa xôi để tránh bị chính quyền phát hiện.
Hiện tại, chính phủ Đài Loan, Trung Quốc đã ban bố lệnh cấm và mức phạt nặng đối với bất kỳ công dân nước nào mang các sản phẩm liên quan đến thịt (không chỉ là thịt heo) đến nhập cảnh và xuất cảnh tại các nước này.
Trung Quốc là nguồn cung cấp thịt heo chính cho thị trường Hồng Kông, tuy nhiên Hồng Kông và Macao đã đình chỉ việc mua bán thịt lợn tại 4 lò mổ lớn ở Trung Quốc. Hiện tại, giá thịt heo Hồng Kông đã tăng lên 30%, kể từ khi tỉnh Quảng Đông – gần với Hồng Kông phát hiện ổ dịch đầu tiên tại lò mổ ở quận Tương Châu, thành phố Chu Hải.
ĐT/TH