Dấu ấn Sài Gòn những năm 1860 – 1890 qua các bức ảnh của Aurélien Pestel

10:52 | 12/02/2022

Bốn thập niên sau khi bức ảnh đầu tiên được chụp ở Pháp vào năm 1826 bởi nhà phát minh Joseph Nicéphore Niépce, những nhiếp ảnh viên tiên phong người Pháp trong các đơn vị viễn chinh Pháp ở Viễn Đông đã mang nghệ thuật nhiếp ảnh đến Việt Nam. Một trong số đó là Aurélien Pestel (1855 – 1897).


Có thể nói ông Aurélien Pestel là nhà nhiếp ảnh tiên phong tài ba nhất vào cuối thế kỷ XIX ở Sài Gòn. Ban đầu, công việc của ông Pestel không có liên quan trực tiếp đến nhiếp ảnh nhưng sau đó ông trở thành nhiếp ảnh viên chuyên nghiệp lúc ở Cam Bốt để rồi sau đó khi trở lại Sài Gòn, ông lưu ngụ và hành nghề ảnh chuyên nghiệp tại tiệm chụp hình của mình ở số 10 đại lộ Charner. Và đây cũng là nơi ông sống cho tới khi từ trần vào năm 1897.

Những tác phẩm hình ảnh do Aurélien Pestel chụp đã giúp ông thành như một sứ giả đại diện cho Đông Dương ở Hội chợ Triển lãm Thế giới năm 1894 ở Lyon. Nơi ông đã trưng bày hai album về Nam Kỳ và Cam Bốt. Aurélien Pestel cũng có chụp các hình ảnh về nội thất nhà của Tổng đốc (Hàm) Đỗ Hữu Phương ở Cholon (nhà ở dọc kinh Xếp về sau là đường mang tên ông Tổng Đốc, sau 1975 thì đổi thành Châu Văn Liêm) mà hiện nay không còn nữa.

Văn phòng kiêm studio ở số 10 đại lộ Charner của Aurélien Pestel sau khi ông mất được Négadelle sử dụng, tiếp đến là Paullussen, và cuối cùng là ông Planté. Tất cả đều là nhiếp ảnh gia có tiếng ở Sài Gòn mà về sau này hình ảnh do họ chụp hiện vẫn đang được giới sưu tập trầm trồ.

Người kế nghiệp Aurélien Pestel, ông Planté cũng in lại và phát hành những ảnh đẹp nhất của Pestel bằng hình thức những carte-postale với tiêu đề nhà phát hành là édition La Sarcelle.

Một số tác phẩm của Aurélien Pestel:

Nhân công làm việc cho tiệm hình của A. Pestel.
Gánh cháo bán dạo trước một nhà lồng chợ.
Chân dung những người Thượng là thợ săn và những cây ná của họ.
Tiền sảnh nhà của Tổng đốc Phương.
Vợ chồng một doanh nhân người Saigon.
Vợ chồng Hoa kiều.
Trẻ em người Nam Kỳ.
Các trẻ em làm phu bưng thúng.
Dinh Toàn Quyền.
Dinh Thống Đốc Nam Kỳ, còn gọi là Soái phủ Saigon, về sau là Dinh Gia Long.
Chân dung một nữ Hoa kiều với bàn chân được bó lại theo tục lệ.
Chân dung một phụ nữ Nam Kỳ.
Chân dung hai mỹ nhân Nam Kỳ.
Pháp Đình (phải) và Khám Lớn Saigon (trái) nhìn từ tháp chuông Nhà thớ lớn.
Lối vào chợ Saigon.
Quan Tổng Thanh Tra Thuộc địa, Louis Verrier (1849-1906), đang dùng xe ngựa để khởi sự một cuộc thanh tra. Ảnh Salles, André Firmin (1860-1929)
Saigon 1890.
Saïgon 1890 – Kinh Chệt nhìn từ trên cầu Messageries Maritimes.
Saigon 1890 – Nội thất một tư gia của người An Nam.
Saigon 1890 – Dinh Thống Đốc Nam Kỳ (Soái phủ Saigon).

D

Đ.T/Tổng hợp

Video hay

Cùng chuyên mục

Lối sống mực thước, bình dị và những câu chuyện lay động lòng người (Bài 2)

Lối sống mực thước, bình dị và những câu chuyện lay động lòng người (Bài 2)

Đến với cử tri, nhân dân bằng phong cách gần gũi, ân tình (Bài 1)

Đến với cử tri, nhân dân bằng phong cách gần gũi, ân tình (Bài 1)

LỜI CHIA BUỒN CỦA TT HOA KỲ JOE BIDEN GỬI PHU NHÂN NGÔ THỊ MẬN VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

LỜI CHIA BUỒN CỦA TT HOA KỲ JOE BIDEN GỬI PHU NHÂN NGÔ THỊ MẬN VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

Liên hoan sân khấu dành cho thiếu nhi lần thứ nhất

Liên hoan sân khấu dành cho thiếu nhi lần thứ nhất

Hướng sang nguồn sáng phương Đông

Hướng sang nguồn sáng phương Đông

Sáng tạo cho những tác phẩm sân khấu hay cho thiếu niên nhi đồng

Sáng tạo cho những tác phẩm sân khấu hay cho thiếu niên nhi đồng

Văn hóa người làm báo phải được liên tục tích lũy, bồi đắp, nâng cao

Văn hóa người làm báo phải được liên tục tích lũy, bồi đắp, nâng cao

Sư Minh Tuệ – một biểu tượng thiện lương trong nghệ thuật

Sư Minh Tuệ – một biểu tượng thiện lương trong nghệ thuật