Đắk Lắk: Cho vay 223 người chấp hành xong án phạt tù, dư nợ 18.623 triệu đồng

11:14 | 16/07/2024

Sau gần 01 năm triển khai, thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (Quyết định số 22), tỉnh Đắk Lắk đã có 223 người chấp hành xong án phạt tù được vay, với tổng dư nợ đạt 18.623 triệu đồng.

Đoàn của Bộ Công an và NHCSXH kiểm tra công tác triển khai, thực hiện Quyết định số 22 tại tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Tỉnh Đắk Lắk có đường biên giới dài khoảng 73 km tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, diện tích tự nhiên là 13.125 km2, với 15 đơn vị hành chính cấp huyện. Dân số toàn tỉnh khoảng hơn 2 triệu người, với 49 dân tộc cùng sinh sống (trong đó dân tộc thiểu số chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh). Tỷ lệ hộ nghèo 9,15%; tỷ lệ hộ cận nghèo 6,8%.

Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk có 3.507 người chấp hành xong án phạt tù trong thời gian 5 năm.


Đoàn kiểm tra NHCSXH và Bộ Công an thăm và làm việc về công tác triển khai nguồn vốn với người chấp hành xong án phát tù trên địa bàn tỉnh

Với tinh thần triển khai chính sách cho vay nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện “Phục vụ tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”, kể từ khi Quyết định số 22 được ban hành, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk (NHCSXH) đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 9100/UBND-KT ngày 18/10/2023; Công văn 1777/UBND-KT ngày 06/3/2024 của UBND tỉnh về việc bố trí nguồn kinh phí địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó, NHCSXH tỉnh còn phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Công an tỉnh, các Tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác, chính quyền địa phương,… căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện việc thông tin, tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức đa dạng, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các cấp, các ngành và tầng lớp Nhân dân hiểu và nắm được về chính sách tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 22.

Thời gian qua, NHCSXH tỉnh Đắk Lắk và Công an tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp triển khai, thực hiện tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Qua đó, giúp người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận vốn vay ưu đãi của Chính phủ, giúp họ ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.

Kết quả về việc triển khai chương trình cho vay người chấp hành xong án phạt tù đến 30/06/2024 đạt 21.200 triệu đồng, tăng 17.000 triệu đồng so với 31/12/2023, gồm: Nguồn vốn Trung ương là 19.200 triệu đồng; Nguồn vốn nhận uỷ thác từ ngân sách địa phương 2.000 triệu đồng.

Sau gần 01 năm triển khai thực hiện Quyết định số 22, NHCSXH tỉnh đã tạo điều kiện cho 223 trường hợp chấp hành xong án phát tù được vay vốn, với tổng dư nợ là 18.623 triệu đồng.

Sau gần 01 năm triển khai, thực hiện Quyết định số 22, tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều kết quả quan trọng

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai Quyết định số 22 vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, mặc dù nguồn lực từ ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đã được quan tâm, nhưng so với nhu cầu thực tế của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn cho vay người chấp hành xong án phạt tù.

Chính vì vậy, để triển khai Quyết định số 22 được hiệu quả sâu rộng hơn nữa, NHCSXH tỉnh Đắk Lắk đề nghị NHCSXH Trung ương quan tâm bổ sung thêm nguồn vốn để hộ nghèo, người chấp hành xong án phạt tù và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk được vay. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, cân đối bố trí ngân sách địa phương để ủy thác cho NHCSXH cho vay, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là cho vay người chấp hành xong án phạt tù.

Có thể thấy, Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ đã đi vào cuộc sống. Đây là một chính sách rất mới, nhân văn sâu sắc và có ý nghĩa đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự và nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định xã hội tại địa phương, góp phần hạn chế tỉ lệ tái phạm tội, cũng như giúp cho những người từng lầm lỡ thụ hưởng chính sách một cách bền vững./.

Thế Hiếu


Cùng chuyên mục

Ngân hàng Chính sách xã hội Đắk Nông: Phát động phong trào thi đua triển khai ứng dụng Quản lý Tín dụng chính sách

Ngân hàng Chính sách xã hội Đắk Nông: Phát động phong trào thi đua triển khai ứng dụng Quản lý Tín dụng chính sách

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Cư Kuin: Tín dụng chính sách đồng hành cùng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội

Cư Kuin: Tín dụng chính sách đồng hành cùng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Nhà báo & Công luận ở Bắc miền Trung

Nhà báo & Công luận ở Bắc miền Trung

Cư Kuin: Nâng cao chất lượng hoạt động các Điểm giao dịch xã

Cư Kuin: Nâng cao chất lượng hoạt động các Điểm giao dịch xã

Tín dụng chính sách xã hội – điểm tựa vững chắc của người nghèo

Tín dụng chính sách xã hội – điểm tựa vững chắc của người nghèo

Nữ tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn nhiệt tình, trách nhiệm

Nữ tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn nhiệt tình, trách nhiệm