COVID-19: Thế giới vào giai đoạn ‘nguy hiểm’, Việt Nam nguy cơ bùng phát trở lại rất cao

12:55 | 22/06/2020

Tính đến 9h ngày 21/6, thế giới ghi nhận gần 9 triệu ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới và hơn 460 nghìn người tử vong. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã bước sang giai đoạn “mới và nguy hiểm”.


Ảnh minh họa: Internet

Hiện tại mặc dù trong nước vẫn tiếp tục ghi nhận ca mắc, tuy nhiên các ca mắc đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Hiện Việt Nam đã 66 ngày chưa ghi nhận ca mắc trong cộng đồng. Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất cao bởi nguồn bệnh từ bên ngoài có thể tấn công vào trong nước bất cứ lúc nào bởi làn sóng thứ 2 của dịch COVID-19 đã bùng phát ở nhiều nước…

Theo Bộ Y tế tính đến 9h ngày 21/6/2020:

Thế giới: 8.906.655 người mắc; 466.253 người tử vong

– 215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

– Việt Nam đứng thứ 154/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam: 349 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong. Trong đó có 327 ca đã bình phục, 22 ca bệnh đang được điều trị.

Từ ngày 16/4 đến nay: Đã 66 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tính đến 9h ngày 21/6 không ghi nhận ca mắc mới. Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 2 ca.

Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là 4 ca.

Số người cách ly: 5.724

– Cách ly tập trung tại bệnh viện: 95

– Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 5.347

– Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 282

Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 209

Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140, trong đó có 34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng; 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng và 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.

Tại cuộc họp báo ở trụ sở của Tổ chức y tế thế giới (WHO) mới đây Tổng Giám đốc WHO cho hay, đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã bước sang giai đoạn “mới và nguy hiểm”. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang đối mặt với một đợt bùng phát dịch COVID-19 mới do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra.

Theo trang worldometers.info, tính đến 9h ngày 21/6, toàn thế giới đã ghi nhận 8.906.655 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 466.253 ca tử vong.

Phát biểu tại cuộc họp báo từ trụ sở WHO ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trong 1 ngày qua đã “ở mức cao nhất từ trước tới nay tính trong vòng 1 ngày”. Virus SARS-CoV-2 vẫn lây nhiễm nhanh và vẫn gây chết người và hầu hết mọi người vẫn dễ mắc bệnh.

Theo đó, Tổng Giám đốc WHO cho rằng các nhà lãnh đạo thế giới và cộng đồng cần “cực kỳ cảnh giác” trước virus SARS-CoV-2 cũng như cần “tập trung vào các nguyên tắc… Cần tiếp tục giữa khoảng cách khi giao tiếp.

Hiện Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong tổng số 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dịch COVID-19, với 2.265.449 ca nhiễm và 120.726 ca tử vong. Tiếp đến là Brazil với 984.315 ca nhiễm và 47.897 ca tử vong; Nga 569.063 ca nhiễm và 7.841 ca tử vong; Ấn Độ với 382.497 ca nhiễm và 12.616 ca tử vong.

Còn tại Việt Nam, trong 66 ngày qua, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, các chùm ca bệnh vẫn tiếp tục được ghi nhận, tuy nhiên đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh, mặc dù vậy Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 đánh giá, ở trong nước chúng ta cơ bản đã khống chế được dịch bệnh, nhưng diễn biến dịch bệnh trên thế giới hết sức phức tạp nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất cao bởi nguồn bệnh từ bên ngoài có thể tấn công vào trong nước bất cứ lúc nào. Ban Chỉ đạo đề nghị tất cả các thành viên rà soát lại toàn bộ các công việc, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các lực lượng phòng, chống dịch không được chủ quan, nơi lỏng, sẵn sàng ứng phó với tình huống mới có thể xảy ra.

Để bảo vệ những thành quả đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trong nước, chúng ta phải tiếp tục siết chặt quản lý các tuyến biên giới, quản lý người nhập cảnh, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

 

Theo Tien Phong

Video hay

Cùng chuyên mục

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

TÌNH NGƯỜI TRẢI QUA NHỮNG NỖI ĐAU TỪ BÃO LŨ

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

PHÓ ĐỨC PHƯƠNG VÀ KHÁT VỌNG SỬ CA

PHÓ ĐỨC PHƯƠNG VÀ KHÁT VỌNG SỬ CA