Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xuất phát từ mạch nguồn dân tộc, từ sự tôn vinh những nhân vật lịch sử có công dựng nước đã tạo lập ra một quốc gia, dân tộc. Nên tất cả những người dân đất Việt đều có ý thức tôn thờ các vua Hùng là vị vua Thủy Tổ, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Thấm nhuần đạo lý ‘uống nước nhớ nguồn’, vừa qua Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Sữa và Dinh dưỡng Quốc tế Natrumax đã có những hành động thiết thực và ý nghĩa.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian còn bởi lẽ người dân tôn thờ Hùng Vương vì ở sự linh thiêng và đức tin. Đó chính là hai yếu tố cơ bản tạo thành sợi dây cố kết cộng đồng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trong tâm thức của nhân dân ta vua Hùng là vị vua Thủy Tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Do đó dân tôn vinh Vua Hùng là Thánh Tổ và dựng lên các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh để thờ tự từ bao đời nay.
Nằm dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, có một ngôi đình linh thiêng – đình Triệu Phú hay còn gọi là đình làng Trẹo tọa lạc trên ngọn đồi trung tâm ở khu 7, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Di tích đình làng gắn liền với truyền thuyết triều đại Hùng Vương và Hùng Duệ Vương, thờ các vị thần Đột ngột Cao Sơn, Ất Sơn, Viễn Sơn và 2 công chúa là Tiên Dung công chúa, Ngọc Hoa công chúa.
Làng Trẹo xưa được đón Vua Hùng Vương thứ 18 (tức là Hùng Duệ Vương) về làng truyền Ngọc Phả, Phong Thần Sắc, Thần Tích (Trưởng tạo lệ) của Họ Hùng, để giữ gìn di tích lịch sử, miếu vũ của họ Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Làng Trẹo được đón Vua Hùng về làng ăn tết từ 25 tháng Chạp đến mồng 8 tháng Giêng người mới trở về kinh đô. Kể từ đó nhân dân làng Trẹo được giao nhiệm vụ hương hỏa thờ phụng ngôi Hùng Vương Tổ Miếu ( Đình Trung) trên núi Nghĩa Lĩnh cho đến ngày nay.
Đình Triệu Phú tọa lạc trên một ngọn đồi trung tâm làng Triệu Phú. Cùng với quần thể đình Vi, đình Hy sơn và chùa Quang Hưng, đình Triệu Phú tạo nên một điểm nhấn văn hóa trong quần thể các các di tích lịch sử Đền Hùng.
Ở đình Triệu Phú hiện vẫn bảo tồn được những nét văn hóa dân gian trong việc duy trì các kỳ tiệc lệ: Từ 25 tháng Chạp đến 8 tháng Giêng, lễ rước Vua về làng ăn tết và lễ rước chúa gái. Mùng 5 tháng 5 và mùng 10 tháng 10 làm lễ cơm mới. Ngày 1,2 tháng 8 âm lịch; ngày cầu, theo tích Vua Hùng mở hội khao quân, thưởng tướng. Ngày mùng 2 tháng Chạp; lễ kỳ yên.
Hiểu được giá trị nhân văn trong việc thờ cúng tổ tiên, uống nước nhớ nguồn, dịp này Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Sữa và Dinh dưỡng Quốc tế Natrumax cũng đã có nhiều hoạt động ý nghĩa thể hiện tình thần và trách nhiệm của doanh nghiệp với cội nguồn lịch sử.
PV/VHVN