Chuyện về nghề kết nối tâm linh

9:15 | 16/10/2021

Suốt nhiều đời qua, người dân thôn Sín Thầu (xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) quê tôi có một nghề đặc biệt mang tên “nghề kết nối thế giới tâm linh”. Nơi đây vẫn duy trì nghề truyền thống, góp phần giữ gìn nét đẹp quê hương.


Trong nếp sống của người Việt, hương là biểu tượng của sự thiêng liêng, thành kính, là cầu nối giữa thế giới thực tại với chốn u linh thần bí. Hàng trăm năm qua, tại thôn Sín Thầu, xã Sảng Tủng, làng nghề làm hương truyền thống của làng vẫn tồn tại và thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình.

Hiện tại, làng vẫn duy trì phương thức sản xuất hương truyền thống thay vì những cách làm hiện đại như nhiều địa phương trên cả nước. Bởi theo các già làng truyền lại hương phải được làm thật sạch, thật kỹ, thật thơm mới thể hiện được tấm lòng với tổ tiên và đấng bề trên. Xuất phát từ yêu cầu đó, 22 hộ dân theo nghề vẫn giữ trọn các nguyên tắc cổ truyền trong sản xuất để tạo ra những nén hương thơm và an toàn cho sức khỏe. Hương sau khi được hoàn thiện sẽ mang đi đóng gói và theo chân các bà, các mẹ đến với những buổi chợ phiên vùng cao.

Quy trình sản xuất hương nhang quê tôi phải trải qua nhiều công đoạn và rất kỳ công ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Tre làm tăm hương là loại tre rừng đủ tuổi không quá non cũng không quá già. Cây tre sau khi cắt về sẽ đem cưa ra từng đoạn ngắn bằng cây nhang đoạn dùng dao sắc mà chẻ ra thành thanh nhỏ, (đem ngâm nước rồi phơi khô để nhang cháy đượm).

Sau đó lại chẻ các thanh ấy ra chân nhang, các chân nhang sau khi chẻ ra được vào lỗ có đục ở miếng tôn hay sắt tây và đóng vào bàn gỗ, như dùng để vuốt tre, mây cho nhẵn và tròn. Chân nhang được phơi kỹ qua nắng, qua sương nhiều ngày trời để tre thật khô, thật giòn. Có vậy, khi đốt lên cây hương sẽ cháy đều, cháy đến tận chân hương, và không tẩm hóa chất cho tàn trắng hay tàn cong. Bột than được tạo ra từ các lá cây kết hợp với vài vị thảo mộc cắt nhỏ, phơi khô, đốt rồi nghiền thành bộ để tạo màu.

Khi tăm hương phơi khô được nhúng keo và lăn qua lớp mùn cưa trộn trầm từ 7-8 lần. Khi lăn phải nhanh tay lắc để bột vừa bám dính, vừa bảo đảm độ tròn đều của cây hương. Có như vậy hương khi đốt sẽ có mùi thơm, tàn đẹp. Sau khi đã hoàn thành, hương được phơi khô và bó thành sản phẩm.

Phơi hương. (Ảnh TL).

Anh Lầu Mí Nô, chủ hộ sản xuất hương lâu năm của làng chia sẻ: “Nghề làm hương rất vất vả, để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn từ vót tre, phơi nhuộm chân tăm nhang, đặc biệt để làm ra bột hương thì phải rất kỳ công. Nguyên liệu gồm có: tre, lá cây, gỗ mục, than… nhưng lại làm ra nét rất riêng cho làng nghề. Mỗi nghệ nhân lại có cách pha chế khác nhau cho ra sản phẩm có mùi hương thơm đặc biệt, tạo ra nét riêng cho hương nhang Sín Thầu”.

Hiện nay, hương Sín Thầu đã có mặt tại hầu khắp huyện của Hà Giang như: Mèo Vạc, Đồng Văn, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì… Với giá khoảng 8.000 – 10.000 đồng cho một bó hương. Trung bình mỗi tháng, một hộ sản xuất cho ra thị trường khoảng 1.000 bó hương. Đây là công việc đem lại nguồn thu ổn định và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân Sín Thầu.

Hương Sín Thầu trong buổi chợ phiên. (Ảnh TL)

Tuy có thế mạnh là vậy nhưng nghề làm hương của làng lại đang gặp khó do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Theo đánh giá của các hộ gia đình còn giữ nghề thì chưa khi nào làng nghề của họ gặp phải khó khăn như vậy. Dịch bệnh khiến bà con không thể họp chợ phiên, lượng khách du lịch và người mua hương đến bản giảm hẳn.

Nhiều lao động trẻ đã dừng hoặc bỏ việc làm hương mà chuyển sang những công việc khác. Trước tình hình đó, các gia đình còn giữ được nghề đã kết hợp lại với nhau để tạo ra một mô hình hợp tác xã thu nhỏ, cùng giúp nhau trong khâu sản xuất và mang hương Sín Thầu ra nhiều địa phương, tỉnh thành lân cận như: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Quang…

Hương khói là sợi dây tâm linh nối liền hai thế giới âm dương. Không chỉ đơn thuần đốt hương để bầu không khí căn nhà trở nên ấm cúng, mùi hương thơm dịu, thành kính khiến không khí trở nên thiêng liêng. Mùi hương ấy còn thấm sâu vào hồn người để trở thành niềm thương, nỗi nhớ lúc đi xa.

 

Theo DanViet
 

Video hay


Cùng chuyên mục

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Thiếu tướng Hoàng Sâm – Người con ưu tú của quê hương Quảng Bình

Thiếu tướng Hoàng Sâm – Người con ưu tú của quê hương Quảng Bình

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế