Chuyện học: Cả đời tự học

10:26 | 21/01/2022

Giống loài nào cũng phải học để tồn tại, thích nghi và phát triển. Ở trình độ cao, học vấn lại càng quan trọng. Học vấn giúp cho đời thêm màu sắc, hiểu biết để không lạc lõng, không tự đại, không buông xuôi. Học vấn là khả năng tự học, tự hỏi chính mình.


Ảnh minh họa.

Muôn vàn thứ để học. Những năm đầu đời, ta được dạy để tự chủ bản thân lề lối, nếp sinh hoạt, rồi học kiến thức nền tảng, lớn chút nữa học về chuyên môn, rồi khi trưởng thành học chuyên tu để phát triển một nghề nghiệp… Đi qua gần hết thời gian, mới nhận ra rèn nhân để đi trong đời mới là khó và cần nhất.

Cả đời học Nghe, học Nói

Bản chất tự nhiên con người đều thích nói hơn nghe. Vì ai cũng có bản tính muốn bộc lộ để than thân, để trình bày kiến thức, để giải tỏa những cảm xúc tức giận, để mưu cầu tình yêu và nhiều khi để chỉ trích.

Ta có thể nhận ra một người có học chính thống qua câu chuyện xã giao 5 phút. Người ấy ngồi nghe mình chăm chú, không cướp lời ai, lời nói lại vừa đủ, rõ ý, mạch lạc, hoàn toàn thuyết phục. Từng ý người nói ra nảy nở như vườn hoa đầy sắc thơm. Chuyện công việc hay chuyện gẫu đều vui và bổ ích.

Pythagore có một câu rất đúng: “Nói là gieo, nghe là gặt”. Không phải cứ học vấn uyên thâm, nói lời êm tai, đầy hào khí là chinh phục được nhân tâm. Nói ít, thận trọng, vừa đủ. Lắng nghe cẩn thận, suy nghĩ sâu xa. Giữ mực tư cách tốt khiến mọi người cảm nhận được sự chân thành, họ thấy mình được quan tâm một cách đúng đắn.

Nhưng nói chuyện duyên dáng không dễ chút nào. Để có những ý tưởng, những tâm tình ôm trong lòng thì dễ, nhưng muốn bộc lộ rõ ràng, đầy đủ thì đâu đơn giản. Khiến người ta muốn nói đã khó, nói đúng điều người ta muốn nghe thì càng khó hơn.

Để có 5 phút giao thiệp ấn tượng, người học phải kinh qua nhiều trải nghiệm, phải học – đọc – đi – nghe, phải tích luỹ, có tư duy để biến chuyển và áp dụng những điều đó cho bản thân mình.

Cả đời học Đọc, học Viết

Có câu nói: “Không có gì mới dưới mặt trời này” – There is nothing new under the Sun.

Ở nhà cho tới nơi làm việc, không cần quá nhiều sách nhưng nhất thiết nên sở hữu những tác phẩm kinh điển. Muốn giỏi lập luận hãy đọc nhiều sách triết học, sách dạy logic, sách thuyết trình. Muốn giàu ý tưởng, hãy đọc tài liệu, sách báo ghi chép của những người khác, những sách chuyên bàn về những vấn đề, lĩnh vực liên quan.

Cuộc sống đổi thay, các công cụ phục vụ việc học tập đa dạng, lắm khi khiến người học hoang mang vì bị lẫn trong mớ thông tin. Nên ngoài sách vở để học, nhất định phải có từ điển. Không chỉ học ngoại ngữ mới cần từ điển, ngay cả học chuyên môn, học nghệ thuật, học kinh doanh cũng nên có. Phải hiểu rộng khái niệm “từ điển”, đó là tập hợp tổ hợp những thông tin, kiến thức chính thống phục vụ cho việc tra cứu, khảo cứu. Dùng từ điển hàng ngày sẽ tạo rèn cho người học tư duy hệ thống, mạch lạc, khoa học.

Khi đọc phải ghi chú, đọc xong phải tổng hợp. Phải thường đọc đi đọc lại các ghi chú để khi hữu dụng sẽ nhớ dùng. Hãy đọc những câu từ như nhìn một cô gái đẹp, để sau khi đọc xong không loãng trong tâm hồn bạn, mà còn vương lại một điều gì đó diễm lệ, thật sự khắc sâu.

Chuyên môn có thể khác nhau song lúc rảnh hãy dành cho việc viết: viết đoạn chia sẻ, viết bài ngắn hoặc bài báo. Độ khó của 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết ngang nhau, song tổng hợp nhất vẫn là kỹ năng viết. Tưởng tượng, ngẫm nhớ thu hoạch tất cả những trải nghiệm thu vào trong vài dòng chữ, mất kỳ cùng công sức, toát mồ hôi. Lời văn có thể chẳng hoa mỹ, nhưng đánh sâu lạc ấn vào trí óc, vào trái tim người đọc.

Sự học hiện nay

Càng học càng thấy bao la. Quá nhiều thứ phải biết và không nên biết, thường trải qua mới hiểu “Giá như nên/ không nên biết điều này”.

Mạng xã hội và công nghệ phát triển mạnh mẽ, mang lại bao tiện ích phục vụ cho đời sống. Mặt khác, lại làm cho nhiều người hoang mang, không phân biệt được thực giả lẫn lộn. Người ta cảm thấy cô đơn trong phức tạp của sự kết nối, cảm thấy nhàm chán trước biết bao nhiêu “món ăn công nghệ”. Vì vậy, mỗi người một cách, song lối sống, làm việc hài hoà, rèn luyện một tư duy hệ thống, chọn lọc những điều có ích để làm bạn, gần gũi với thiên nhiên, con người.

Khi nào ta coi việc đi xem một buổi hoà nhạc thính phòng , đọc một cuốn sách triết học hàn lâm hay viết một bài báo nhỏ là món giải trí thiết thực thì lúc đó việc học đã ngấm vào người, trưởng thành trong việc tự học.

Lúc đó, đời sống sẽ không mấy phức tạp, ta có thể nhâm nhi mỗi ngày.

Nguyễn Hoàng Phương

Chuyên gia trưởng Tổ chức giáo dục – đào tạo PTI

Cố vấn trưởng của một số các DN


Cùng chuyên mục

CSGT Quảng Bình lập nhiều tổ công tác đảm bảo TTATGT sau tinh gọn

CSGT Quảng Bình lập nhiều tổ công tác đảm bảo TTATGT sau tinh gọn

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Chuyến công tác Campuchia: CLB doanh nghiệp Đại học Nguyễn Tất Thành và Hội Thiết bị Y tế TP.HCM đạt nhiều kết quả tích cực

Chuyến công tác Campuchia: CLB doanh nghiệp Đại học Nguyễn Tất Thành và Hội Thiết bị Y tế TP.HCM đạt nhiều kết quả tích cực

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du