Chiếc ô tô đầu tiên ở Hà Nội của bác sĩ Yersin

13:44 | 25/04/2022

Bài thứ 29 đăng trên Thể thao & Văn hóa ngày 25/4/2022 về ‘Chiếc xe ô tô đầu tiên ở Hà Nội của bác sĩ Yersin’ – được bạn Phạm Ngọc Khoa đăng trên Facebook cá nhân của mình.  Trong bài này, tác giả cho rằng nhà bác học – bác sĩ Alexandre Yersin chính là người sở hữu chiếc ô tô đầu tiên ở Hà Nội.


Chân dung nhà bác học Alexandre Yersin.

Tác giả Phạm Ngọc Khoa cho rằng Nhà bác học, bác sĩ Alexandre Yersin chính là người sở hữu chiếc ô tô đầu tiên ở Hà Nội. Chứng tích là trong bức thư Ông gửi Mẹ kể lại chuyện một ông tướng ở thuộc địa đã nhờ ông chở ô tô qua Cầu Doumer (nay là Cầu Long Biên) để vượt sông Hồng sang bên Gia Lâm tham gia một cuộc tập trận. Bài viết cũng cho biết thời điểm xác đinh sự kiện này vào năm 1904, thời điểm Yersin đang ở Hà Nội đảm nhận cương vị giám đốc đầu tiên của một trường đào tạo chuyên nôn có trình độ cao đẳng đầu tiên (thành lập năm 1902 và là tiền thân của Đại học Y-Dược khoa Đông Dương sau này). Đó cũng là thời điểm Cầu Doumer mới khai thông (từ 1902), chưa có đường riêng giành cho phương tiện đường bộ 2 ở bên (phải đến ngày 23 – 4 – 1924 mới có) nên phải nhờ mấy quan chức ngành cầu đường kiểm tra xem ô tô có thể đi trên làn đường dành cho đường sắt được không. Bài viết cũng xác đinh loại xe của Yersin có thương hiệu “Serpolett” loại 6 mã lực (6CV) và giới thiệu tấm ảnh về loại xe này .

Chiếc “Serpolett” 6CV theo bạn Khoa, Yersin sở hữu tại Hà Nội.
Một loại xe ô tô phổ biến thưở ban đầu.

Từ giả thiết này sẽ nảy sinh 2 câu hỏi: Đây có phải là chiếc ô tô đầu tiên mà Yersin sở hữu hay không? Và vào thời điểm Yersin sống và làm việc tại Hà Nội (1902-1904), không có ai khác, kể cả các quan chức cao cấp của thuộc địa vẫn chưa được trang bị loại phương tiện này hay sao?

Với câu hỏi thứ nhất thì chúng ta biết rằng Yersin là bác sĩ làm việc trên tàu biển của hãng Messagerie Maritimes chuyên chạy từ Pháp sang Đông Dương và các thuộc địa vùng Viễn Đông. Năm 1891 Ông đã quyết định lên bờ và chọn Nha Trang làm nơi định cư cho mình. Chính từ đây, ngoài hoạt động y tế, Ông còn là người thực hiện nhiều cuộc thám hiểm phát hiện ra các vùng đất mới, đặc biệt là Cao nguyên Langbian (Đà Lạt). Ông còn nghiên cứu để đưa các loại giống cây trồng nước ngoài vào nước ta. Yersin còn là người đam mê với những công nghệ mới…

Do vậy theo tiểu sử được công bố trên Wikipédia thì bằng những giải thưởng nhận được từ nhiều công trình, trong đó chuyến qua Trung Quốc nghiên cứu và sáng chế vaccine… ông đã mua một chiếc ô tô đầu tiên để sử dụng. Thời điểm này đường bộ chưa phát triển nhưng ô tô được Yersin sử dụng chủ yếu trên tuyến đường nối Nha Trang với Suối Giao dài 30km. Chiếc xe này được xác định là của Hãng Citroen, một trong những hãng ô tô của Pháp xuất hiện sớm Châu Âu và cũng là hãng sớm nhất xâm nhập vào thị trường Đông Dương. Cũng theo Wikipedia thì chiếc ô tô đầu tiên của Yersin là loại xe bánh sau chạy xích, loại xe đã từng vượt sa mạc Sahara. Nhưng chúng tôi lại sưu tập được hai tấm ảnh Yersin cùng người tài xế của mình bên chiếc xe ô tô cũng của Hãng Citroen được xác định công suất chỉ 5CV và trông dáng vẻ kém phần hiện đại hơn chiếc CV6 sử dụng tại Hà Nội.

Chiếc Citroen của Yersin sử dụng ở Nha Trang.
Chiếc xe được xác định : La première automobile que l’on ait vu en Annam ( chiếc ô tô đầu tiên được nhìn thấy ở Trung Kỳ).

Tiểu sử của Yersin cũng cho biết, Ông được Toàn quyền Đông Dương mời ra Hà Nội nhận chức hiệu trưởng Trường Y ngay từ khi thành lập (8 – 1 – 1902) và cũng kết thúc cương vị này vào năm 1904 để trở về Nha Trang tập trung nghiên cứu về dịch tễ và điều hành Viện Pasteur…cho đến khi qua đời (1 – 3 – 1943).

Lắp ráp tất cả những chi tiết và dẫn chứng trên, liệu có thể xác định rằng: trước khi sở hữu chiếc “Serpolett” (tên nhà sáng chế người Pháp) của Hàng Citroen công suất 6 mã lực sử dụng trong thời gian làm việc ở Hà nội, thì Yersin đã từng sở hữu ít nhất một chiếc xe cùng hãng nhưng loại cũ hơn (5 mã lực) được ghi nhận bằng hình ảnh kèm lời xác định là “chiếc ôt tô đầu tiên ở Trung Kỳ”. Ngoài ra, như Wikipedia công bố thì có thể trước đó, cũng ở Nha Trang ông còn có một chiếc sớm hơn, chỉ có điều vẫn chưa xác định thời điểm tuyệt đối nhập về những chiếc xe đầu tiên này.

Còn để trả lời câu hỏi: chiếc “Serpolett” Yersin sử dụng ở Hà Nội (1902 – 1904) có phải là chiếc đầu tiên xuẩt hiện tại thành phố nhượng địa, thủ phủ phía Bắc của Liên bang Đông Dương hay không thì chúng tôi tán đồng với giả thiết này trên cơ sở theo dõi các tấm ảnh ghi nhận các sự kiện quan trọng ở Hà Nội hay một số tỉnh Bắc Kỳ vào thời điểm đó thì chưa phát hiện bóng dáng một chiếc ô tô nào khác. Cụ thể, trong các sự kiện như đón tiếp Toàn quyền Beau đến Hà Nội, khung cảnh các quan chức cao cấp nhất đến dự khai trương Đấu xảo Đông Dương hay khánh thành Cầu Doumer đều sử dụng xe ngựa truyền thống… Cũng có một vài ý kiến được công bố cho rằng chiếc ô tô đầu tiên ở Hà Nội thuộc về Cố đạo Puginier, nhưng chưa thấy đưa ra những tài liệu chứng minh.

Ngày 1-11-1902 Toàn quyền P.Beau đế Hà Nội được đón rước bằng ce ngựa.
Các quan khách cao cấp đến dự khai mạc Đấu xào Hà Nội đều sử dụng xe ngựa chưa thấy bóng dáng ô tô.
Toàn quyền Beau dự lễ khánh thành tueowngj đài Thủ tướn Jules Ferry tại Hải Phòng (1903) vẫn dùng xe ngựa.

Xin nói thêm, Đài RFI của Pháp (14 – 9 – 2017) đưa ra ý kiến của nhà nghiên cứu Stéphanie Ponsavady (Đại học Wesleyan, Hoa Kỳ) cho rằng theo tài liệu lưu trữ (thống kê để đánh thuế) thì phải đến năm 1905 thì mới có 5 chiếc xe hơi đầu tiên nhập vào Sài Gòn. Nhưng có lẽ đó là những chiếc ôtô nhập theo hợp đồng thương mại cho dù phải nhận rằng Sài Gòn sẽ là nơi có tiềm năng phát triển phương tiện giao thông này. Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng người Việt đầu tiên sở hữu ô tô ở Nam Kỳ là Ông Năm Tú, người từng du học ở Pháp nhưng nổi tiếng hơn là người lập gánh hát thuộc loại sớm nhất và vổi tiếng nhất ở Nam Kỳ. Còn ở Bắc kỳ thì phải đến năm 1913, “vua vận tải sông nước” Bạch Thái Bưởi mới là người đầu tiên sắm ô tô.

Nhưng đến năm 1906-1907 ở Sài Gòn Toàn quyền Beau đã sử dụng ô tô , trong ảnh là đi thị sát Tây Nguyên.
Thống đốc Nam kỳ Rodier cũng sử dụng xe riêng cùng gia đình.
Khải Định sử dụng ô tô, chiếc Limousin Tổng thống Pháp tặng vào năm 1921.
Cảnh đón tiếp Toàn quyền Mỹ ở Philippine thăm Sài Gòn đã có nhiều ô tô (1931).
Bảo Đai ngự giá Bắc Hà (1934) dừng xe chào dân góc đương Nay là Hàng Bài và Hai Bà Trưng ở Hà Nội.
DLrex đón Hoàng thân Bỉ tại Hà Nội bằng ô tô.

Có thể nói, từ 1905 trở đi, ô tô nhập vào và được sử dụng ở Đông Dương ngày một nhiều, dần trở thành phương tiện khá phổ biến của giới cầm quyền và người giàu có… Việc nghiên cứu lịch sử ô tô ở Việt Nam còn nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ, nhưng nếu chứng cứ cho đến bây giờ chỉ có vậy thì Bác sĩ A.Yersin chính là người sử dụng ô tô sớm nhất ở Trung Kỳ, sau đó sớm nhất ở Hà Nội và Bắc Kỳ, cũng có nghĩa làm sớm nhất ở Việt Nam nước ta?!

Dương Trung Quốc/ Văn hiến Việt Nam


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái