Chiếc bát ngọc của vua Tự Đức được bán với giá gần 21 tỷ đồng

9:38 | 28/06/2022

Chiếc bát ngọc của vua Tự Đức vừa được nhà đấu giá Gazette Drouot tổ chức bán đấu giá thành công với giá 845.000 euro (gần 21 tỷ đồng).


Trong phiên đấu giá của Gazette Drouot tại Paris, mức giá khởi điểm của chiếc bát ngọc được cho của vua Tự Đức có giá 30.000-50.000 Euro (735 triệu-1,2 tỷ đồng).

Tại phiên đấu giá dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến, sau nhiều vòng trả giá, một nhà sưu tầm đã mua chiếc bát ngọc này với giá 845.000 Euro.

Trang web của nhà đấu giá Gazette Drouot cho biết, chiếc bát ngọc có đường kính 14,5 cm, cao 6,2 cm, với phần miệng bằng vàng. Bát làm bằng ngọc bích, phần thân khắc nổi hai con rồng đang bay lượn trên mây tìm ngọc thiêng. Phía ngoài của đáy bát có dấu chữ triện “Tự Đức niên tạo”.

Chiếc bát có đường kính 14,5 cm, cao 6,2 cm. Ảnh: Gazette Drouot

Cận cảnh chiếc bát ngọc

Chữ triện “Tự Đức niên tạo” được khắc ở đáy bát

Chiếc bát ngọc được giới thiệu trong phiên “Bộ sưu tập của ngài Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam – Mỹ thuật châu Á”. Gazette Drouot đánh giá: “Bộ sưu tập của hoàng hậu Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng của An Nam đã được chờ đợi từ lâu. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các đồ vật bằng ngọc bích đã khơi dậy lòng thèm muốn, và các đồ vật bằng ngọc lam đã thu được thành công lớn”.

Theo nhà nghiên cứu cổ vật Trần Đức Anh Sơn, cổ vật thời Nguyễn hiện được giới sưu tầm trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm và mua bán với giá rất cao. Đây là tín hiệu vui cho những nhà sưu tầm đang sở hữu cổ vật thời Nguyễn.

Hồi năm 2021, cổ vật là một mũ quan triều Nguyễn đã được một doanh nghiệp mua và tặng cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tập đoàn này đã trả giá cao gấp 1.000 lần mức giá khởi điểm, tại phiên đấu giá chính thức của Balclis – nhà đấu giá hàng đầu Tây Ban Nha với hơn 20 tỷ đồng.

Cũng tại phiên đấu giá này, doanh nghiệp này còn mua một bộ áo dài Nhật Bình, một cổ phục của cung đình Huế, với một mức giá cũng rất cao, khoảng 930 triệu đồng.

Trước đó, năm 2017, chiếc đồng hồ Rolex Reference 6062 từng thuộc về vua Bảo Đại (1913-1997), được bán hơn 5,06 triệu USD (khoảng 115,1 tỷ đồng) tại phiên đấu ở Thụy Sĩ, xác lập kỷ lục là chiếc Rolex đắt nhất thế giới thời điểm đó.

Năm 2015, chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh (1855-1906) có giá khoảng 45.000 euro, kể cả thuế (1,5 tỷ đồng thời giá bấy giờ), được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đấu giá thành công tại Pháp để đưa về nước, trưng bày ở Hoàng cung Huế.

PV

Nguồn Báo Công Luận

https://congluan.vn/chiec-bat-ngoc-cua-vua-tu-duc-duoc-ban-voi-gia-gan-21-ty-dong-post201362.html#p-2


Cùng chuyên mục

Chung kết toàn quốc Cuộc thi Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2024

Chung kết toàn quốc Cuộc thi Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2024

RA MẮT VÀ TOẠ ĐÀM TUYỂN TẬP ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HẢI TRIỀU ÂM

RA MẮT VÀ TOẠ ĐÀM TUYỂN TẬP ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HẢI TRIỀU ÂM

NHCSXH huyện Krông Nô: Tiếp tục triển khai cho vay vốn nhà ở xã hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tiếp tục triển khai cho vay vốn nhà ở xã hội

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh: Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh: Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Quảng Bình: Đặc sắc lễ hội Cầu ngư làng biển Cảnh Dương

Quảng Bình: Đặc sắc lễ hội Cầu ngư làng biển Cảnh Dương

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam