Chiếc bàn uống cà phê suốt 50 năm bị tịch thu vì là… cổ vật vô giá

16:36 | 25/11/2021

Một phiến đá khảm đã được sử dụng làm mặt bàn uống nước trong một gia đình suốt gần 50 năm qua. Nhưng rồi mặt bàn bằng đá bất ngờ bị tịch thu vì là… cổ vật vô giá.


Câu chuyện về số phận chìm nổi của phiến đá tuyệt mĩ trên du thuyền của Hoàng đế La Mã đã được biết tới hồi tháng 3 năm nay, giờ đây, câu chuyện ấy một lần nữa được chia sẻ lại với những tình tiết mới trong show “60 Minutes” của đài CBS (Mỹ).

Chuyên gia Dario Del Bufalo – người đã có công trong việc tìm lại được phiến đá quý – đã chia sẻ về những điều khiến ông cảm thấy “áy náy” sau công cuộc truy tìm lại phiến đá.

Một phiến đá khảm đã được sử dụng làm mặt bàn uống nước trong một gia đình suốt gần 50 năm qua. Nhưng rồi mặt bàn bằng đá bất ngờ bị tịch thu vì là… cổ vật vô giá (Ảnh: The Guardian).

Kể từ tháng 3 năm nay, phiến đá này đã được trưng bày trong Bảo tàng Tàu thuyền La Mã của Ý, bảo tàng này được xây dựng hồi thập niên 1930 để trưng bày những hiện vật quý giá còn lưu giữ được từ hai con tàu lớn mà Hoàng đế La Mã Caligula từng yêu cầu thực hiện vào khoảng năm 40 sau Công nguyên.

Mục đích của hai con tàu này không phải là để phục vụ hoạt động đi lại mà là để trở thành hai tòa lâu đài nổi trên hồ Nemi. Sau này, cả hai con tàu đều bị đắm nhưng đã được trục vớt lên từ đáy hồ Nemi vào cuối thập niên 1890. Phiến đá khảm có diện tích 1,5 mét vuông với những họa tiết hình học màu xanh, đỏ, và trắng này đã từng là một phiến đá lát sàn trên một trong hai con tàu được đóng khi ấy.

Hai con tàu từng được thiết kế và thực hiện với ý tưởng như thể hai tòa lâu đài nổi trên mặt nước, như là minh chứng cho quyền lực của Hoàng đế Caligula và đế chế La Mã.

Hiện tại, thông tin về hành trình chìm nổi của phiến đá vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ. Chỉ biết rằng cách đây gần nửa thế kỷ, phiến đá đã được một nhà sưu tầm đồ cổ hiện sống tại New York (Mỹ) mua lại tại Ý và biến thành mặt bàn uống nước.

Phiến đá khảm 2.000 năm tuổi này từng được thực hiện để lát trên sàn con tàu do Hoàng đế La Mã Caligula yêu cầu thực hiện vào khoảng năm 40 sau Công nguyên (Ảnh: The Guardian).
Chuyên gia trong lĩnh vực đá tự nhiên và đá hoa cương đến từ nước Ý – ông Dario Del Bufalo chiêm ngưỡng phiến đá trưng bày tại bảo tàng Tàu thuyền La Mã (Ý) (Ảnh: The Guardian).

Cho tới năm 2013, chuyên gia trong lĩnh vực đá tự nhiên và đá hoa cương đến từ nước Ý – ông Dario Del Bufalo thực hiện một buổi ký tặng sách, nhân dịp ông cho ra mắt cuốn sách mới có đề cập tới cả những loại đá từng được các vị Hoàng đế La Mã ưa chuộng. Sự kiện có sự tham gia của những vị khách đến từ New York (Mỹ).

Khi ông đang thực hiện việc ký tặng sách, có hai người phụ nữ xem sách của ông rồi nói: “Đây là mặt bàn nhà Helen mà”. Hai người phụ nữ vừa nhìn một bức ảnh xuất hiện trong cuốn sách mới ra mắt vừa nói như vậy, bức ảnh trong sách chụp một phiến đá khảm đang được trưng bày tại Bảo tàng Tàu thuyền La Mã nằm gần hồ Nemi (Ý).

Ông Dario Del Bufalo lại gần và hỏi kỹ hơn xem Helen là ai và họ đang nói về cái gì. Hóa ra, họ đang nói về một người phụ nữ chuyên sưu tầm đồ cổ có tên Helen Fioratti, bà Helen đã mua được phiến đá vốn dùng để lát sàn trên con tàu của Hoàng đế La Mã Caligula, bà dùng phiến đá này làm mặt bàn uống nước trong nhà suốt một quãng thời gian dài.

Hai người phụ nữ đến dự buổi ký tặng sách đã nhớ ra phiến đá đặc biệt ấy ở nhà bà Helen, họ chia sẻ những thông tin cho ông Dario Del Bufalo. Sau đó, bà Helen đã bị cảnh sát tại New York (Mỹ) điều tra vì nghi ngờ có liên quan tới việc cổ vật bị đánh cắp khỏi nước Ý.

Phiến đá này đã bị cảnh sát thu giữ vào tháng 10/2017 để gửi trả về nước Ý. Tới tháng 3 năm nay, phiến đá chính thức được đưa về Bảo tàng Tàu thuyền La Mã và được trưng bày bên cạnh những hiện vật khác của hai con tàu từng được Hoàng đế Caligula yêu cầu thực hiện.

Một số hiện vật còn lại của hai con thuyền huyền thoại (Ảnh: The Guardian).
Hồ Nemi (Ý) (Ảnh: The Guardian).
Hồ Nemi (Ý) (Ảnh: The Guardian).

Người phụ nữ từng mua phiến đá này về làm mặt bàn uống nước – bà Helen Fioratti từng chia sẻ với báo chí Mỹ rằng bà đã mua phiến đá từ gần 50 năm trước tại Ý. Bà mua phiến đá từ khi còn sống ở nước Ý và được người ta giới thiệu là phiến đá từng thuộc về một gia đình quý tộc tại Ý.

Trước các thông tin xác thực mà bà Helen Fioratti đưa ra, bà không gặp phải bất cứ rắc rối pháp lý nào và cũng chấp nhận việc bị tịch thu phiến đá: “Tôi từng được môi giới bởi một chuyên gia nghệ thuật người Ý. Tôi đã rất vui với việc mua được phiến đá ấy, tôi thực sự yêu thích nó.

Gia đình tôi đã có nhiều năm sử dụng nó như một mặt bàn uống nước, khách đến nhà đều khen ngợi vẻ đẹp của chiếc bàn có phiến đá đó. Chúng tôi không biết giá trị thực sự của phiến đá và mua nó chỉ vì cảm thấy nó rất ấn tượng. Khi trở về New York, chúng tôi đặt thợ giúp biến phiến đá thành mặt bàn uống nước và nó trở thành món đồ nội thất yêu thích mà chúng tôi sử dụng trong suốt 45 năm”.

Mới đây, câu chuyện lạ lùng và thú vị này đã được ông Dario Del Bufalo chia sẻ lại trong chương trình truyền hình “60 Minutes” của đài CBS (Mỹ).

Trước câu chuyện đã xảy ra, chuyên gia Dario Del Bufalo cảm thấy hơi ái ngại cho bà Helen Fioratti: “Tôi cảm thấy rất tiếc cho bà ấy, nhưng tôi không thể làm gì khác được, bởi việc tìm lại cổ vật để đưa nó trở về nơi mà nó thuộc về là việc mà tôi thấy mình cần phải làm”.

Dù vậy, trước một số phiền toái có thể đã xảy tới với bà Helen Fioratti cũng như việc bà đã bị mất đi món đồ nội thất gắn bó suốt gần nửa thế kỷ, ông Dario Del Bufalo chia sẻ trong chương trình rằng ông muốn thực hiện một phiến đá khảm sao chép từ phiến đá mà bà Helen Fioratti từng giữ trong nhà để bà lại có một chiếc bàn uống nước thân thuộc:

“Tôi nghĩ nếu làm được như vậy, tâm hồn tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi nhớ lại câu chuyện này và nghĩ tới bà ấy”, ông Dario cho hay.

 

Theo The Guardian/Daily Mail

Video hay


Cùng chuyên mục

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Chi cục Thuế quận Bình Tân tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”

AQUA – Yến sào Nest100 được vinh danh trong hạng mục “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững”