Cận cảnh phiên chợ cuối cùng của năm Tân Sửu: Giá thịt cá, chuối xanh tăng nhanh

19:42 | 03/02/2022

Tại phiên chợ cuối cùng của năm Tân Sửu, người dân Thủ đô vẫn tấp nập mua bán, sắm sửa hàng hóa cần thiết cho những ngày Tết Nguyên đán sắp tới. Điều này dẫn đến việc nhiều mặt hàng, nhất là chuối xanh tăng giá mạnh nhất.


Các loại thịt, trái cây tăng giá chóng mặt

Theo khảo sát của phóng viên Báo Nhà báo và Công luận tại các chợ dân sinh Hà Nội, như chợ Kim Liên, chợ Nguyễn An Ninh, chợ Khâm Thiên,… vào sáng 31/1, tức ngày 29 tháng Chạp, âm lịch, người dân Thủ đô vẫn tấp nập mua bán, sắm sửa hàng hóa cần thiết cho những ngày Tết Nguyên đán sắp tới.

Tại phiên chợ cuối cùng của năm Tân Sửu, người dân Thủ đô vẫn tấp nập mua bán, sắm sửa hàng hóa cần thiết cho những ngày Tết Nguyên đán sắp tới. (Ảnh: Việt Vũ)

Điều này đã khiến nhiều mặt hàng tăng giá so với ngày thường. Cụ thể, giá thịt lợn tăng 10.000 – 30.000 đồng/kg, tùy loại, hiện dao động ở ngưỡng 100.000 – 180.000 đồng/kg.

Trong đó, sườn non từ 155.000 đồng/kg tăng lên 170.000 đồng/kg, ba rọi, nạc vai phổ biến ở mức 140.000 đồng đến 150.000 đồng/kg, nạc thăn từ 130.000 đồng/kg lên thành 150.000 đồng/kg.

Tương tự, các loại thịt bò, gà cũng tăng giá mạnh. Cụ thể, thịt bò thăn, phi lê, dẻ sườn… đều tăng 20.000 đồng đến 30.000 đồng/kg và đang phổ biến trong khoảng 250.000 đồng/kg đến 320.000 đồng/kg tùy loại.

Giá gà ta cũng đang bắt đầu rục rịch tăng và đang ở mức 140.000 – 150.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg 30.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 1/2022. Giá giò lụa ở mức 200.000 đồng/kg, giò bò 250.000 đồng/kg, không tăng so với ngày thường.

Đối với các loại trái cây, như  Bưởi da xanh, xoài, dưa hấu,… cùng tăng 15.000 đồng đến 25.000 đồng/kg, tùy loại so với thời điểm trước đó một vài tuần. Đặc biệt, chuối xanh là loại trái cây không thể thiếu trong ngày Tết cũng đã tăng lên ngưỡng 25.000 – 30.000 đồng/nải, tùy kích cỡ.

Tương tự, giá quả phật thủ trong ngày cuối cùng của năm Tân Sửu cũng đã tăng lên 150.000 đồng/quả đến 200.000 đồng/quả, tùy thuộc vào kích cỡ. Với quả có thêm cành lá thậm chí có giá 250.000 – 300.000 đồng/quả.

Nhiều mặt hàng tăng giá so với ngày thường. (Ảnh: Việt Vũ)

Tuy nhiên, hiện nay, trên đường phố Hà Nội vẫn còn một số điểm giải cứu nông sản, nhiều nhất là các điểm bán thanh long. Do đó, giá thanh long trong những ngày này rất thấp, dao động 50.000 – 60.000 đồng/thùng 10kg, tức là chỉ khoảng 5.000 đồng – 6.000 đồng/kg, mức giá thấp chưa từng có.

Trái ngược với mọi năm, trong dịp cận Tết năm nay, giá rau xanh tại Hà Nội lại không tăng giá quá cao, chỉ ngang với ngày thường. Đơn cử, giá cà rốt dao động 20.000 – 25.000 đồng/kg, su hào giá 5.000 đồng/củ, bắp cải, hoa lơ giá 10.000 – 15.000 đồng/kg,…

Bà Liên, một tiểu thương bán rau tại chợ Nguyễn An Ninh giải thích: Giá rau xanh trong những ngày cận Tết Nguyên đán năm nay không tăng giá là do nguồn cung nhiều, lại đúng vào thời điểm thu hoạch của nhiều điểm trồng rau xung quanh Hà Nội.

Tình cảnh trái chiều của hoa Tết

Đối với mặt hàng hoa Tết, thị trường tiêu dùng tại Hà Nội lại ghi nhận tình cảnh trái chiều. Trong khi các loại hoa cúng, như hoa cúc, lay-ơn, hoa ly, đào cắt cành có mức gia cao, thì các loại cây cảnh chơi Tết như đào, quất lại rất rẻ, lượng người mua cũng thưa thớt.

Giá hoa tươi tăng nhanh. (Ảnh: Việt Vũ)

Cụ thể, giá hoa lay ơn đầu vuông 250.000 đồng/chục, lay ơn đầu nhọn 200.000 đồng/chục; hoa ly loại 5 tai có giá 45.000 đồng/cành; hoa cúc vàng có giá 7.000 đồng/bông; hoa hồng phổ biến ở mức 10.000 bông đến 15.000 đồng/bông. Đặc biệt, những bông hoa hồng lộc có giá 30.000 đồng/bông.

Trong khi đó, đào rừng nếu trước ông công ông táo có giá 1 triệu đồng/cành, thì nay có giá 500.000 đồng/cành. Đào thường cũng giảm mạnh, hiện những cành cỡ nhỡ có giá khoảng 200.000 đồng đến 300.000 đồng/cành tùy loại; trong khi đó, đào thế uốn hình rồng có giá từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng/cành.

Quất cảnh chơi Tết năm nay cũng không được giá, những cây cỡ nhỏ có giá 300.000 – 400.000 đồng/cây, cỡ nhỡ trên dưới 500.000 đồng/kg.

Nhưng các loại cây cảnh lại ế ẩm. (Ảnh: Việt Vũ)

Chị Thúy Loan, một tiểu thương bán quất cảnh tại chợ Nguyễn An Ninh chia sẻ: “Có thể năm nay, kinh tế khó khăn nên người chơi cây cảnh ngày Tết cũng ít, số lượng người mua quất giảm 20% – 30% so với năm ngoái. Vì vậy, chúng tôi buộc lòng hạ giá để thanh lý bớt”.

Dù vậy, chị Loan không tránh khỏi lo lắng, nếu đến tối 29 Tết vẫn còn nhiều, chị buộc phải đại hạ giá để về quê ăn Tết: “Đây là tình trạng chung của mọi năm, nhiều người vẫn chờ tới giây phút cuối cùng để mua quất giá rẻ”, chị Loan nói.

Việt Vũ

Nguồn Báo điện tử Công Luận

Video hay

Cùng chuyên mục

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng

LỜI CHIA BUỒN CỦA TT HOA KỲ JOE BIDEN GỬI PHU NHÂN NGÔ THỊ MẬN VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

LỜI CHIA BUỒN CỦA TT HOA KỲ JOE BIDEN GỬI PHU NHÂN NGÔ THỊ MẬN VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

TPHCM: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm

TPHCM: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm

Với Hải Phòng, văn hóa là động lực và là mạch nguồn của sự phát triển

Với Hải Phòng, văn hóa là động lực và là mạch nguồn của sự phát triển

Khởi công Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị

Khởi công Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị