Bí ẩn cổ xưa xung quanh con dao găm của vua Tutankhamun

16:41 | 03/03/2022

Các nhà khoa học tìm ra nguồn gốc chất liệu làm nên chiếc dao găm của vua Tutankhamun từng bị nghi ngờ được làm từ vật liệu đến từ ngoài Trái Đất.


Các nhà khoa học tìm ra bằng chứng hé lộ về chất liệu làm nên con dao găm nổi tiếng thuộc về vua Tutankhamun hơn 3.400 năm trước.


Chiếc dao găm được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1925, 3 năm sau khi tìm thấy lăng mộ còn nguyên vẹn của pharaoh Ai Cập ở Thung lũng các vị vua gần Luxor vào năm 1922.

Một nhóm các nhà khảo cổ học đã tiến vào lăng mộ và tìm thấy vũ khí đặt ngay ngắn bên đùi phải của xác ướp. Người này đã chết ở tuổi 19 do thiếu máu.

Con dao găm được bọc trong một chiếc vỏ bọc vàng, có hoạ tiết trang trí hoa văn giống hoa loa kèn, lông vũ và đầu của con chó rừng. Bên cạnh đó là một lưỡi dao vàng khác dưới chiếc khăn quấn trên bụng của nhà vua.

Từ đó đến nay, chất liệu làm nên con dao và cách sản xuất vẫn còn là một trong những bí ẩn chưa có lời giải đáp lớn nhất của lịch sử.

Các chuyên gia suy đoán rằng lưỡi dao rèn từ sắt, sử dụng công nghệ mà người Ai Cập chỉ khám phá ra sau cái chết của Tutankhamun.

Nghiên cứu năm 2016 hé lộ rằng cấu tạo của lưỡi dao dài khoảng 30 cm cho thấy cách chế tạo rất chuyên nghiệp, có thể phải sử dụng vật liệu từ một thiên thạch sắt ngoài Trái đất rơi xuống hành tinh này.

Tuy nhiên, phân tích sâu hơn thời gian gần đây từ một nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Chiba, Nhật Bản đã tiết lộ rằng vật chất tạo nên con dao găm hoàn toàn đến từ bên ngoài Ai Cập, nhưng không phải ngoài Trái đất mà đến từ Mitani, Anatolia.

Các nhà nghiên cứu phân tích con dao găm cho thấy chuôi vàng được chế tác bằng chất liệu kết dính thạch cao vôi. Người xưa tạo ra nó bằng kỹ thuật nhiệt độ thấp.

Phát hiện mới phù hợp với những ghi chép lịch sử của Ai Cập cổ đại nói rằng con dao găm bằng sắt, có chuôi vàng do vua Mitanni tặng cho Amenhotep III, ông nội của Tutankhamen.

Con dao được truyền qua nhiều thế hệ và cuối cùng được chôn cất cùng vua Tutankhamen khi ông qua đời.

Các đồ vật bằng sắt rất hiếm và được đánh giá là có giá trị hơn vàng trong thời kỳ đồ đồng. Vì người Ai Cập nhận thấy sắt rất khó luyện, kim loại này cần nhiệt độ rất cao để rèn.

Tutankhamun, là một pharaoh của triều đại Ai Cập thứ 18, trị vì Ai Cập từ năm 1332 đến năm 1323 trước Công nguyên. Cậu bé chỉ mới 9 tuổi khi lên ngôi nhưng đã trị vì đế chế hùng mạnh nhất thế giới vào thời gian đó.

 

Theo Infonet

Video hay

Cùng chuyên mục

Đoàn công tác Huyện ủy, UBND huyện Nam Trà My cùng các doanh nghiệp đến thăm và làm việc tại Nhà máy Life Gift Việt Nam

Đoàn công tác Huyện ủy, UBND huyện Nam Trà My cùng các doanh nghiệp đến thăm và làm việc tại Nhà máy Life Gift Việt Nam

NSƯT Tố Nga: Đúng như tên bài hát “Điệu Ví Giặm là em”

NSƯT Tố Nga: Đúng như tên bài hát “Điệu Ví Giặm là em”

Quảng Trị: Đặc sắc Lễ hội Văn hóa Ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng”

Quảng Trị: Đặc sắc Lễ hội Văn hóa Ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng”

TPHCM: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm

TPHCM: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm

PHONG TRÀO THỂ THAO RẤT HIẾM CÓ Ở MỘT VÙNG QUÊ

PHONG TRÀO THỂ THAO RẤT HIẾM CÓ Ở MỘT VÙNG QUÊ

6 tỉnh Việt Bắc xúc tiến, quảng bá du lịch tại Đà Nẵng

6 tỉnh Việt Bắc xúc tiến, quảng bá du lịch tại Đà Nẵng

Phát động Giải Báo chí “Tuyên truyền về chuyển đổi số TP. Đà Nẵng” năm 2024

Phát động Giải Báo chí “Tuyên truyền về chuyển đổi số TP. Đà Nẵng” năm 2024

Hà Tĩnh: Triển khai đồng bộ, toàn diện, quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Triển khai đồng bộ, toàn diện, quyết liệt các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn huyện Đức Thọ

Độc đáo Lễ hội “Sóng nước Tam Giang”

Độc đáo Lễ hội “Sóng nước Tam Giang”