Bão Chanthu duy trì sức gió mạnh cấp 17 chỉ sau 2 ngày hình thành từ áp thấp nhiệt đới. Hình thái này có khả năng tương tác, khiến đường đi của bão Conson trên Biển Đông khó lường.
Trong khi Biển Đông đang đối mặt với cơn bão số 5 của năm có tên Conson, ở ngoài khơi Philippines, một cơn bão khác tên Chanthu đang tăng cấp nhanh đáng kể. Từ hình thái là một áp thấp nhiệt đới, chỉ trong vòng 2 ngày, Chanthu mạnh thành siêu bão với cường độ cực đại mạnh cấp 17.
Theo Cơ quan quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines, lúc 8h ngày 9/9, Chanthu duy trì sức gió mạnh nhất 205 km/h, tương đương cấp 17. Trong vòng 24 giờ tới, hình thái này không có dấu hiệu giảm cấp trong khi tiếp tục di chuyển theo hướng tây bắc.
Tối 10/9, thời điểm cơn bão áp sát phần đất liền phía bắc đảo Luzon (Philippines), hình thái này mới bắt đầu giảm cấp nhưng không đáng kể. Lúc này, Chanthu giữ sức gió mạnh nhất 195 km/h, tương đương cấp 16.
Theo cơ quan khí tượng Philippines, bão Chanthu khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực phía bắc đảo Luzon. Nơi đây cũng vừa hứng chịu hậu quả của bão Conson trước khi hình thái này di chuyển vào Biển Đông.
Cơ quan khí tượng Hong Kong đưa ra kịch bản sau khi đi qua các đảo nhỏ của Philippines, bão Chanthu di chuyển chếch lên phía bắc. Ngày 12/9, thời điểm quét qua đảo Đài Loan, tâm bão duy trì sức gió 155 km/h, tương đương cấp 14, giật cấp 16.
Hình thái này sau đó không suy yếu ngay mà tiếp tục di chuyển về bờ biển phía đông nam của Trung Quốc. Ngày 14/8, khi tâm bão ở gần khu vực phía nam tỉnh Chiết Giang, cường độ gió còn duy trì ở cấp 12. Hoàn lưu của bão khả năng gây ảnh hưởng đến thời tiết các khu vực Phúc Kiến, Chiết Giang, Thượng Hải, Giang Tô.
Còn mô hình dự báo của Nhật Bản đưa ra kịch bản cực đoan hơn. Ở thời điểm tâm bão nằm trên khu vực phía nam tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vào ngày 14/8, bão Chanthu có thể duy trì sức gió mạnh 144 km/h, tương đương cấp 13, giật cấp 15.
Nói về cơn bão Chanthu, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết do khoảng cách không quá xa, hình thái này có khả năng tương tác với bão Conson đang hoạt động trên Biển Đông.
Sự tương tác này có thể khiến bão Conson khả năng đi chậm lại sau khi đi qua quần đảo Hoàng Sa, gây mưa to và sóng lớn cho khu vực này trong khoảng 2 ngày 11-12/9. Đồng thời, sự ảnh hưởng giữa hai cơn bão khiến các dự báo cho bão Conson bị phân tán mạnh.
Chuyên gia cho biết sau khi xem xét nhiều mô hình dự báo cho bão Conson, cơ quan khí tượng nhận định kịch bản dễ xảy ra nhất là bão sẽ đi vào khu vực phía nam của đảo Hải Nam (Trung Quốc), sau đó di chuyển vào vịnh Bắc Bộ.
Bão Chanthu tăng cấp nhanh, tương tác với bão số 5 trên Biển Đông
Bão Chanthu duy trì sức gió mạnh cấp 17 chỉ sau 2 ngày hình thành từ áp thấp nhiệt đới. Hình thái này có khả năng tương tác, khiến đường đi của bão Conson trên Biển Đông khó lường.
Trong khi Biển Đông đang đối mặt với cơn bão số 5 của năm có tên Conson, ở ngoài khơi Philippines, một cơn bão khác tên Chanthu đang tăng cấp nhanh đáng kể. Từ hình thái là một áp thấp nhiệt đới, chỉ trong vòng 2 ngày, Chanthu mạnh thành siêu bão với cường độ cực đại mạnh cấp 17.
Theo Cơ quan quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines, lúc 8h ngày 9/9, Chanthu duy trì sức gió mạnh nhất 205 km/h, tương đương cấp 17. Trong vòng 24 giờ tới, hình thái này không có dấu hiệu giảm cấp trong khi tiếp tục di chuyển theo hướng tây bắc.
Tối 10/9, thời điểm cơn bão áp sát phần đất liền phía bắc đảo Luzon (Philippines), hình thái này mới bắt đầu giảm cấp nhưng không đáng kể. Lúc này, Chanthu giữ sức gió mạnh nhất 195 km/h, tương đương cấp 16.
Theo cơ quan khí tượng Philippines, bão Chanthu khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực phía bắc đảo Luzon. Nơi đây cũng vừa hứng chịu hậu quả của bão Conson trước khi hình thái này di chuyển vào Biển Đông.
Cơ quan khí tượng Hong Kong đưa ra kịch bản sau khi đi qua các đảo nhỏ của Philippines, bão Chanthu di chuyển chếch lên phía bắc. Ngày 12/9, thời điểm quét qua đảo Đài Loan, tâm bão duy trì sức gió 155 km/h, tương đương cấp 14, giật cấp 16.
Hình thái này sau đó không suy yếu ngay mà tiếp tục di chuyển về bờ biển phía đông nam của Trung Quốc. Ngày 14/8, khi tâm bão ở gần khu vực phía nam tỉnh Chiết Giang, cường độ gió còn duy trì ở cấp 12. Hoàn lưu của bão khả năng gây ảnh hưởng đến thời tiết các khu vực Phúc Kiến, Chiết Giang, Thượng Hải, Giang Tô.
Còn mô hình dự báo của Nhật Bản đưa ra kịch bản cực đoan hơn. Ở thời điểm tâm bão nằm trên khu vực phía nam tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vào ngày 14/8, bão Chanthu có thể duy trì sức gió mạnh 144 km/h, tương đương cấp 13, giật cấp 15.
Nói về cơn bão Chanthu, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết do khoảng cách không quá xa, hình thái này có khả năng tương tác với bão Conson đang hoạt động trên Biển Đông.
Sự tương tác này có thể khiến bão Conson khả năng đi chậm lại sau khi đi qua quần đảo Hoàng Sa, gây mưa to và sóng lớn cho khu vực này trong khoảng 2 ngày 11-12/9. Đồng thời, sự ảnh hưởng giữa hai cơn bão khiến các dự báo cho bão Conson bị phân tán mạnh.
Chuyên gia cho biết sau khi xem xét nhiều mô hình dự báo cho bão Conson, cơ quan khí tượng nhận định kịch bản dễ xảy ra nhất là bão sẽ đi vào khu vực phía nam của đảo Hải Nam (Trung Quốc), sau đó di chuyển vào vịnh Bắc Bộ.
Theo Zing