Bắc Kạn: Quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý và bền vững

23:34 | 15/05/2021

Thời gian qua, công tác quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp và chặt chẽ hơn. Việc sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng hợp lý, hiệu quả đã góp phần tích cực trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. 


Chủ tịch UBND tỉnh Lý Thái Hải có buổi làm việc với Công ty MATEXIM (Ảnh Báo Bắc Kạn)

Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, được đánh giá có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh hiện có 273 điểm mỏ, thuộc 24 loại khoáng sản khác nhau, nổi bật với những khoáng sản có tiềm năng và triển vọng như chì, kẽm, quặng sắt, mangan…

Theo khảo sát, nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được phân bố ở hầu hết các huyện, trong đó: chì, kẽm, quặng sắt, mangan,..tập trung ở huyện Chợ Đồn và Ngân Sơn; vàng ở huyện Pác Nặm, Ngân Sơn, Na Rì,… Ngoài ra, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (như đá vôi) cũng nằm rải rác ở tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh. Đây đánh giá là lợi thế và tiềm năng rất lớn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, tuy nhiên cũng lại là khó khăn và thách thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đối với vấn đề quản lý, bảo vệ khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, không cấp phép các khu vực liên quan khu cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản. Đến nay, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh cấp 38 giấy phép khai thác trong tổng số 48 giấy phép đang còn hiệu lực (10 giấy phép còn lại do Bộ Tài  nguyên và Môi trường).

Song hành với việc cấp phép khai thác, các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Bộ Công Thương, Tài nguyên và Môi trường quy hoạch các Dự án Nhà máy trên địa bàn tỉnh để thực hiện chế biến sâu các loại khoáng sản, tạo giá trị gia tăng, đóng góp ngân sách cho nhà nước, đồng thời hạn chế thấp nhất việc xuất bán quặng thô và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Dây chuyền tuyển khoáng được cải tạo và đưa vào hoạt động 2020 tại Công ty Kim loại màu Bắc Kạn

Là một doanh nghiệp đóng chân tại tỉnh Bắc Kạn, ông Tạ Văn Bình – Giám đốc Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn cho hay, trong bối cảnh dịch bệnh covid diễn ra trong và ngoài nước, Công ty phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách về điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, biến động công trường nhanh, tài nguyên có xu hướng giảm dần cả sản lượng và hàm lượng không đạt như dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, với sự đồng thuận và đoàn kết của Ban lãnh đạo, tinh thần lao động khẩn trương, quyết tâm cao của tập thể người lao động, cùng với việc chú trọng tái cơ cấu lại theo hướng tăng năng lực điều hành, đảm bảo tổ chức sản xuất an toàn và chú trọng đến công tác môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí. Nhờ đó mà các chỉ tiêu về giá trị tổng sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách của Công ty đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, đời sống người lao động không ngừng được cải thiện rõ rệt.

Hay đối với Công ty CP Vật tư & Thiết bị Toàn Bộ có Chi nhánh Matexim tại Bắc Kạn – đơn vị được cấp phép khai thác Mỏ Sắt Bản Cuôn (Chợ Đồn). Trong thời gian qua, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn về tài chính, hơn nữa tình hình dịch covid cũng có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, điểm khai thác mỏ lại nằm ở khu vực có địa hình đặc biệt về thời tiết khó khăn. Thế nhưng, sau thời gian dừng hoạt động, tháng 7/2019, Công ty đã đầu tư 11 tỷ đồng để khôi phục giai đoạn I, gồm các hạng mục: Sửa chữa, cải tạo máy móc, phương tiện cơ giới phục vụ sản xuất; khôi phục hệ thống điện; nạo vét lòng hồ đuôi quặng, hướng dẫn đào tạo lao động mới, cải tạo dây chuyền sản xuất hiện có… Sau nhiều nỗ lực cố gắng và vượt khó, đến nay Mỏ sắt Bản Cuôn đã hoạt động trở lại và bắt đầu có sản phẩm, ông Nguyễn Văn Cương – Giám đốc Chi nhánh chia sẻ.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện có khoảng 10 dự án Nhà máy chế biến khoáng sản, trong đó 05 nhà máy đang hoạt động, 03 nhà máy đang tạm dừng hoạt động và 02 dự án đang hoàn thiện các thủ tục để xây dựng.Tuy nhiên, trong năm những năm qua, thị trường khoáng sản trong khu vực và thế giới giảm sâu do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nên cũng phần nào ảnh hưởng lớn đến các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh về lĩnh vực khoảng sản, ông Hoàng Thanh Oai – Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Bắc Kạn cho hay.

Cũng với việc cấp phép hoạt động khoáng sản, tỉnh Bắc Kạn cũng quan tâm chỉ đạo và thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản. Từ năm 2012, Tỉnh ủy Bắc Kạn ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU về ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép gây hủy hoại môi trường, từ đó cả hệ thống chính trị của tỉnh đều vào cuộc thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và bảo vệ môi trường. Đến nay về cơ bản hoạt động khai thác khoáng sản trái phép có quy mô sử dụng máy móc thiết bị trên địa bàn tỉnh đều được ngăn chặn, tuy nhiên thi thoảng vẫn xảy ra khai thác trái phép nhỏ lẻ tại một số khu vực vùng sâu, vùng xa.

Để sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững. Trong thời gian tới, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tiếp tục tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên khoáng sản như: công tác quy hoạch, cấp phép khai thác sử dụng khoáng sản đảm bảo đúng quy định pháp luật, đóng góp ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn; Tham mưu xây dựng báo cáo đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để kiến nghị với các cơ quan Trung ương xem xét hoạch định cơ chế, chính sách quản lý khoáng sản trong giai đoạn tới. Đồng thời, tham mưu xây dựng Đề án tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản, chống thất thu ngân sách nhà nước từ hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, làm cơ sở để địa phương tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình mới.

 

 

PV

 

Video hay

Cùng chuyên mục

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

CSGT Quảng Bình nhận giải thưởng “Gương thanh niên CSGT tiêu biểu”

CSGT Quảng Bình nhận giải thưởng “Gương thanh niên CSGT tiêu biểu”

Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế ra mắt Câu lạc bộ doanh nghiệp tại Hà Nội

Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế ra mắt Câu lạc bộ doanh nghiệp tại Hà Nội

Trường THPT Lê Thánh Tôn tổ chức trọng thể Lễ giỗ vua Lê Thánh Tôn lần thứ 527 (1497-2024)

Trường THPT Lê Thánh Tôn tổ chức trọng thể Lễ giỗ vua Lê Thánh Tôn lần thứ 527 (1497-2024)