Ấn tượng kiến trúc xa hoa của lăng Khải Định

21:27 | 14/05/2020

Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong tất cả những lăng tẩm khác tại Cố đô Huế. 


Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, tọa lạc ở vị trí khá yên tĩnh thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Xung quanh lăng với nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn như Đồi Thiên An, Hồ Thủy Tiên…
Vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 – 1931), kéo dài 2 đời vua là Khải Định và Bảo Đại
Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm triều Nguyễn
Vua Khải Định cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói ác đoa, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến thiết công trình. Lăng là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại
Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc. Bao quanh lăng là khe suối, núi đồi được xem là yếu tố phong thủy tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo cho lăng một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và nên thơ
Công trình gồm 5 phần liền nhau: hai bên là Tả, Hữu trực phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành – nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới
Cung Thiên Định là nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định, có thiết kế đặc sắc nhất và có giá trị nghệ thuật nhất cho đến ngày hôm nay
Nội thất cung Thiên Định đều được trang trí phù điên ghép bằng sành sứ và thủy tinh màu
Đặc biệt chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng đến 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác được làm bằng nhung lụa nhẹ nhàng
Trên ba tầng nhà, bức “Cửu Long Ẩn Vân” (chín con rồng ẩn trong mây) được các nghệ nhân tài ba ghép từ sành sứ và đá hiếm nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản
Có thể nói rằng Lăng Khải Định chính là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sức và thủy tinh, là một công trình có giá trị cao về nghệ thuật và kiến trúc trong tất cả các lăng tẩm ở Huế
Năm 1925, vua Khải Định băng hà ở tuổi 40 và thời gian trị vì đất nước là 9 năm. Tương truyền, để có kinh phí xây dựng lăng, vua đã xin chính phủ bảo hộ cho phép tăng thuế điền lên 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Ðịnh đã bị lịch sử lên án
Lăng cũng phản ánh sở thích xa hoa, ngông của nhà vua lúc sinh thời. Ngày này, lăng trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến với Huế.

Theo  TNMT

Video hay

Cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội