Đường dành cho người khiếm thị “có cũng như không”

11:15 | 05/10/2022

Việc xây dựng vỉa hè với đường dành cho người khiếm thị như một giải pháp để tạo thuận lợi cho việc đi lại của người khuyết tật. Tuy nhiên, đến nay, con đường này dường như chưa phát huy được công dụng của nó, thậm chí, người khiếm thị không thể hoặc hiếm khi di chuyển tại phần đường này.


Nhiều bất cập

Vào năm 2017, nhiều vỉa hè ở Hà Nội được thay “áo” mới bằng việc lát đá tự nhiên, đáng chú ý là sự xuất hiện của đường lăn, các vị trí làn dành cho người khiếm thị di chuyển.

Một số tuyến đường trên địa bàn TP Hà Nội đã triển khai xây dựng nhiều vỉa hè có lối đi dành riêng cho người khiếm thị nhằm bảo đảm cho những người kém may mắn được dễ dàng di chuyển trên đường.

Nhiều vỉa hè có lối đi dành riêng cho người khiếm thị.

Theo quy định, phần đường dành riêng cho người khiếm thị phải được lát bằng 2 loại gạch dẫn đường gồm: gạch sọc để hướng dẫn đi thẳng tiếp, chấm bi để yêu cầu dừng lại. Tại các điểm giao cắt, nhất là tiếp giáp với đường phố phải có gạch chấm bi để cảnh báo người khiếm thị dừng lại. Và phần đường của người khiếm thị phải tránh các nắp cống, cây xanh, tủ cáp quang, trụ điện…

Nguyên tắc chung của những phần đường này cũng được nhà sản xuất thống nhất để người khiếm thị phân biệt được thông qua cảm giác từ bàn chân và từ đầu gậy dẫn đường của mình.

Tuy nhiên, thực tế phần lớn công trình công cộng tại các đô thị vẫn chưa đáp ứng những tiêu chuẩn đã đề ra, thậm chí nhiều tuyến đường còn là “cái bẫy” dành cho người khiếm thị.

Phần đường dành riêng cho người khiếm thị phải được lát bằng 2 loại gạch dẫn.

Theo khảo sát của PV, trên các tuyến đường như Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Tôn Đức Thắng, Yết Kiêu… dù đã được lát bằng gạch theo quy định, nhưng trên các lối đi này nhiều người dân bày hàng hoá, để vật dụng, xe cộ… chắn ngang lối đi.

Anh Nguyễn Văn Hoạch, là một người khiếm thị chia sẻ, việc xây dựng những lối đi bộ dành cho người khiếm thị hiện nay cũng còn nhiều bất cập, nên người khiếm thị vẫn còn gặp nhiều trở ngại khi sử dụng các công trình này.

“Tuy đây là đường dành cho người khiếm thị nhưng không ít lần khi đi theo làn đường này tôi đã bị va vào những xe máy chắn ngang đường hay những vật cản không xác định chắn lối nên lúc nào chúng tôi cũng cảm thấy không an toàn khi tham gia giao thông”, anh Hoạch cho hay.

Nhiều hàng quán bày bán ngay trên phần đường dành cho người khiếm thị.

Không những thế, nhiều làn đường còn có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp vẫn chưa được tu sửa, nếu cứ tiếp tục để tình trạng này thì không khác nào là một cái “bẫy” dành cho người khiếm thị khi không có sự giúp đỡ của những người xung quanh.

“Tưởng chừng như đây là một phương án thông minh để người khiếm thị có thể tự mình đi lại nhưng thực tế hiện nay, sau mấy năm triển khai dự án thì chúng tôi vẫn phải dựa vào cảm giác, lắng nghe các dòng xe cộ để phán đoán hoặc nhờ người khác giúp đỡ”, anh Hoạch cho biết thêm.

Nhiều làn đường còn có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp vẫn chưa được tu sửa.

Đánh đố người khiếm thị

Theo nhiều người dân, đường dành cho xe lăn chỉ là “hình thức” vì người đi bộ tham gia giao thông trên vỉa hè cũng còn gặp nhiều khó khăn.

“Vỉa hè xuống cấp, hư hỏng nhiều, kể cả khi không bị chiếm dụng thì giờ cao điểm, xe máy, ôtô vẫn thường xuyên di chuyển lên để cố gắng thoát khỏi điểm tắc đường” chị Ngọc Anh (34 tuổi, Yết Kiêu, Hà Nội) chia sẻ.

Bốt điện, cây cối, xe cộ nằm ngổn ngang trên phần đường như cố ý làm khó người khiếm thị.

Không những thế, trên các lối đi này thỉnh thoảng lại xuất hiện những cái cây, tủ cáp quang trụ điện…, chúng chiếm một nửa, thậm chí hai phần ba lối đi riêng của người khiếm thị. Điều này biến đường dành cho người khiếm thị như đánh đố họ.

Theo thống kê mới đây của Hội Người khuyết tật TP Hà Nội, toàn thành phố có gần 110.000 người khuyết tật, chiếm 1,38% dân số Thủ đô. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm mở rộng địa giới hành chính, mặc dù diện mạo cơ sở hạ tầng của Hà Nội có sự thay đổi đáng kể, thế nhưng các công trình hạ tầng giao thông dành cho người khuyết tật vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Bài và ảnh: Quỳnh Anh

Nguồn Báo Công luận
https://www.congluan.vn/duong-danh-cho-nguoi-khiem-thi-co-cung-nhu-khong-post216468.html


Cùng chuyên mục

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình