GS Lê Văn Lan nói gì về đáp án câu hỏi chung kết Olympia bị cho là sai?

12:07 | 04/10/2022

GS Lê Văn Lan cho rằng đáp án câu hỏi lịch sử trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia là phù hợp và “không có gì đáng để bàn cãi”.


Trước thông tin từ dư luận cho rằng đáp án của câu hỏi ở phần thi Về đích của thí sinh Đình Tùng mà chương trình chấp nhận là chưa thật sự thuyết phục, ngày 3/10, GS Lê Văn Lan, cố vấn chương trình Đường lên đỉnh Olympia lý giải: “nhất thống” là từ cổ được sử dụng ở thế kỷ XVIII và XIX. Điều này từng được nghiên cứu và ghi rất rõ trong các công trình khoa học liên quan đến văn tự cổ. Ví dụ, thế kỷ XVIII có “Hoàng Lê nhất thống chí” và thế kỷ XIX có “Đại Nam nhất thống chí”.

Trong khi đó, đến thế kỷ XX, từ nhất thống được sử dụng phổ biến hơn và lưu truyền dân gian rộng rãi, dần dần người dân đổi dùng “thống nhất”. “Bản chất nghĩa của hai từ này là như nhau, không khác biệt”, GS Lê Văn Lan nhận định.

Ông cũng dẫn chứng trong tất cả các từ điển, phát biểu của các nhà khoa học vẫn chung ý niệm “nhất thống” và “thống nhất” là một nghĩa, giá trị sử dụng ngang nhau.

GS Lê Văn Lan. Ảnh: TL

Câu hỏi trong phần thi về địch của thí sinh Đình Tùng. Ảnh chụp màn hình

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2022 đã kết thúc với chiến thắng xứng đáng của thí sinh Đặng Lê Nguyên Vũ, đến từ Thái Bình. Ảnh: LĐO

“Trong trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia, thí sinh này nói đúng được tinh thần, hàm nghĩa của đáp án, đúng kiến thức lịch sử, chỉ khác biệt về mặt câu chữ khi sử dụng “thống nhất” thay cho từ “nhất thống”. Do đó, tôi và chương trình chấp nhận cho điểm với đáp án của thí sinh”, GS Lê Văn Lan nói.

“Chấp nhận đáp án trên và cho điểm là cách khích lệ thí sinh, không nên quá khắt khe, cứng nhắc từng câu chữ và phù hợp với yếu tố nhân văn trong giáo dục”, GS Lan nói và cho biết đáp án cũng được các thành viên trong hội đồng cố vấn tán thành, “không có gì đáng để bàn cãi”.

Trước đó, trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22, với câu hỏi “Tấm bản đồ địa lý nào của nước ta vẽ khoảng năm 1838, ghi hai tên Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?”, thí sinh Đình Tùng trả lời đáp án “Đại Nam thống nhất toàn đồ”.

Đáp án của chương trình là “Đại Nam nhất thống toàn đồ”. Sau khi MC xin ý kiến ban cố vấn, Nhà sử học Lê Văn Lan đã chấp nhận đáp án “Đại Nam thống nhất toàn đồ”.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc chương trình, nhiều ý kiến cho rằng đáp án của câu hỏi lịch sử này chưa chính xác.

Theo GS.TS Phạm Hồng Tung, hai từ “thống nhất” và “nhất thống” mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cụm từ “nhất thống toàn đồ” mang ý nghĩa quốc thống được quy về một mối, được vẽ thành một bản đồ. Còn cụm từ “thống nhất toàn đồ” mang ý nghĩa thống nhất sau quá trình phân tranh trước đây.

Cung cấp thêm thông tin về “Đại Nam nhất thống toàn đồ”, thầy Trần Trung Hiếu (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) cho biết, bản đồ này được vẽ theo lệnh vua Minh Mạng, hoàn tất vào năm 1838.

Đây là kiến thức lịch sử vô cùng quan trọng vì trên bản đồ này đã thể hiện hình vẽ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lãnh hải nước ta và ghi chú là “Hoàng Sa” và “Vạn lý Trường Sa”. Điều này chứng tỏ vương triều Nguyễn đã thể hiện rất rõ chủ quyền của mình với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

“Quan điểm của cá nhân tôi cho rằng, ở những câu hỏi trong 1 trận chung kết cuộc thi về kiến thức thì tất cả các đáp án phải đạt độ chính xác. Trong lịch sử, sai một từ đôi khi lại có sự thay đổi về ý nghĩa của kiến thức lịch sử đó”, thầy Hiếu nói.

T.Toàn

Nguồn Báo Công luận

https://www.congluan.vn/gs-le-van-lan-noi-gi-ve-dap-an-cau-hoi-chung-ket-olympia-bi-cho-la-sai-post216287.html#p-0


Cùng chuyên mục

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam