Đền đáp công ơn cha mẹ ngày lễ Vu Lan

21:40 | 10/08/2022

Mùa Vu Lan báo hiếu hằng năm là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ long thành kính biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà. Đây cũng chính là một trong những ngày lễ truyền thống, có ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện nét đẹp văn hóa rõ của người dân Việt Nam.

Mỗi mùa Vu Lan về là dịp để chúng ta bày tỏ lòng thành kính biết ơn các đấng sinh thành (Ảnh: X.V)

Vu Lan xuất phát từ đâu

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích về bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Đây là ngày lễ hàng năm tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thành thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm đến tận cỏi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Cũng theo kinh Vu Lan bồn, Mục Liên quay về tìm phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tang khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp  để cung thỉnh chư tăng, hảy sắm sử lễ cúng vào ngày đó” Làm theo lời phật, mẹ của Mục Liên được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan – Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Cố nhân có câu “Bách Thiện hiếu vi tiên”, tức là trong hàng trăm đức hạnh của con người thì chữ Hiếu luôn đứng đầu. Mỗi khi đến ngày lễ Vu Lan hàng năm, một lần nữa ta lại được chiêm nghiệm về chữ Hiếu, và là cơ hội để chúng ta có thể báo đáp công ơn, ân tình dưỡng dục sâu nặng của những đấng sinh thành.

Ý nghĩa ngày Vu Lan

Mỗi năm đến ngày rằm tháng 7 ta lại thấy người người nhà nhà đều sắm cỗ chay cúng ông bà, tổ tiên hoặc là đi chùa dự lễ Vu Lan. Đây cũng là dịp con cái khắp nơi hội tụ sum họp nhất (sau tết Nguyên đán) bên mâm cỗ cùng vui vầy cùng ông bà cha mẹ người thân trong gia đình.

Dù là người có theo đạo Phật hay không thì Vu Lan đều có ý nghĩa riêng trong lòng mỗi người là đạo làm con, là dịp để chúng ta có thể gạt đi bỏ sang một bên những buồn phiền, xô bồ bon chen trong cuộc sống hiện tại mà để chầm chậm nhìn về, nghĩ về quá khứ tới hiện tạ, tưởng nhớ đến công lao của các đấng sinh thành dưỡng dục. Bởi trên đời này, bạn bè, công việc, tiền bạc dù mất đi bao nhiêu cũng đều có thể kiếm lại được, nhưng cha mẹ thì chỉ có một mà thôi.

Bên cạnh đó, Vu Lan không chỉ dành chó chữ Hiếu, mà còn là ngày “xá tội vong nhân”. Tức là những linh hồn không có người thân thờ cúng, những người chết oan, hoạc làm điều ác chưa được siêu thoát…thì ngày này cũng được “mở cửa ngục”về dương gian để nhận quần áo, tiền bạc, thức ăn do những ai có tâm cúng tế hồi hướng công đức cho người thân.

Bao đời nay, Vu Lan đã trở thành một ứng xử nhân văn trong xã hội, góp phần dùy trì, cũng cố đạo lý trong gia đình, dòng tộc để mọi người đề cao chữ Hiếu và nhắc nhở đạo làm con, đạo làm người. Cũng vì chữ Hiếu đã trở thành một chuẩn mực quan trọng để đánh giá con người, nếu không làm tròn bổn phận thì sẽ bị dự luận xã hội lên án, cộng đồng chê cười mĩa mai.

Phận làm con phải giữ trọn hiếu nghĩa

Từ bao đời nay, công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ thật vô cùng cao cả, to lớn, được khắc họa qua những câu ca bất hủ như: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” hay “lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu từ”. “Có nuôi con mới biết long cha mẹ”… Vì thế đã là người con hiếu nghĩa thì đâu chờ đến lúc cha mẹ già yếu, khuất xa mới phụng dưỡng, sắm mâm cao cổ đầy, mà tốt nhất thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày từ những việc nhỏ nhất. Đó là những lời thăm hỏi, những nụ cười, những sự quan tâm giản đơn, từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nó gần gữi nhưng ấm áp tình cảm tình người.

Nghi thức bồng hồng ngày Vu Lan cài lên áo cho những ai may mắn và hạnh phúc còn cha mẹ chỉ có ở Phật giáo Việt Nam do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng (Ảnh: X.V)

Anh Lê Công Trường chia sẽ, anh rất hối hận rằng lúc nhỏ ở quê được cha mẹ nuôi khôn lớn được học hành sau đó anh lên thành phố lập nghiệp, luôn mãi lo làm ăn kiếm tiền rồi lập gia đình từ đó anh ít có thời gian về quê thăm gia đình chăm sóc cho cha mẹ, tới khi kinh tế gia đình khá giả, thu nhập ổn định về quê muốn phụng dưỡng cha mẹ về già nhưng cũng lúc này cha mẹ anh đã già yếu và qua đời. Anh thực sự hối hận nhưng đã muộn, cũng qua đây anh muốn nhắn nhủ tới mọi người hãy luôn trân trọng, quan tâm đến cha mẹ bất cứ lúc nào có thể. Để đến mốt lúc nào đó mình mới thể hiện sự yêu thương quan tâm đến cha mẹ thì đã quá muộn.

Có nhiều người con đôi lúc quan niệm rằng, tuổi trẻ cần phấn đấu thành danh, kiếm nhiều vật chất thì về già mới lo cho cha mẹ đủ đầy. Chính vì thế mà họ lao vào cuộc sống mưu sinh quên tháng ngày, không có đến một lần về thăm cha mẹ. Nhưng học đâu biết rằng, cha mẹ liệu có thể sống đến lúc họ thành tài hay không? Và thật ra nếu dành một chút thời gian, một chút quà nhỏ dành cho cha mẹ sẽ không làm ảnh hưởng, không làm hỏng con đường tương lai của họ được, nhưng có thể mang lại niềm vui vô cùng lớn rất vô tận cho các bậc sinh thành. Và cũng bởi thời gian không đợi người, không đợi chúng ta.

Khi chúng ta được cài một bông hồng lên ngực áo, thật gần với trái tim, và có lẽ chúng ta cũng cảm nhận rõ hơn bao giờ hết, mỗi người chỉ có một cha, mẹ, có một gia đình, mất đi những cái đó khó có thể có lại. Vì thế cha mẹ là tài sản, là di sản yêu thương nhất để lại cho mỗi cuộc đời chúng ta.

Không phải ta lo cho cha mẹ đầy đủ vật chất mới được gọi là báo hiếu. Nhiều khi chỉ cần những nụ cười mãn nguyện của cha mẹ khi thấy con ngoan hiền, thành đạt và sống tốt với mọi người xung quanh. Ai còn có thể cài trên áo mình một bông hồng đỏ trong mùa Vu Lan thì vẫn còn may mắn và hạnh phúc vì mình còn đầy đủ cha mẹ. Đừng vì những phút vô tâm, sao lãng với cha mẹ mà sau này phải hối hận. Cha mẹ thì chỉ có một trên đời, mất đi họ sẽ không bao giờ có lại được. Mùa Vu Lan báo hiếu cũng là là lúc ta sống chậm lại, suy nghĩ và yêu thương nhiều hơn những gì ta đã làm với cha mẹ vỡi những người thân của mình.

 

 

Xuân Vinh

Video hay

Cùng chuyên mục

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng