Đặc sắc Lễ hội Điện Huệ Nam

13:26 | 05/08/2022

Sáng 5/8 (tức ngày 8/7 âm lịch), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp Trung tâm Festival Huế, Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam. Đây là nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, Di sản Văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh.


Bằng án (Thuyền rồng đôi) cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Ngự Long thuyền di chuyển về Điện Huệ Nam. 

Ngay từ sáng sớm, nhiều khách hành hương và người dân đã có mặt tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (đường Chi Lăng, thành phố Huế) để tham gia các nghi thức của Lễ hội Điện Huệ Nam. Một trong những nét đặc sắc nhất của Lễ hội là hoạt động rước Thánh Mẫu bằng thuyền trên sông Hương.

Hơn 70 bằng và châu án (tức thuyền Rồng đôi và đơn) cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ phủ xuôi theo dòng sông Hương, lên thượng nguồn đến Điện Huệ Nam. Bên trong thuyền được đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt. Đoàn rước hàng trăm người tái hiện nét văn hóa truyền thống tín ngưỡng độc đáo, phô diễn đa dạng trang phục cổ xưa đầy sắc màu kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của tín ngưỡng Thờ Mẫu.

Đoàn cung nghinh Thánh Mẫu tại Lễ hội Điện Huệ Nam. 

Lễ hội Điện Huệ Nam còn có các hoạt động độc đáo khác như: Lễ Chánh tế, cầu nguyện cho Quốc thái dân an, Lễ Cáo yết và Lễ Hoàn tạ. Ngoài các lễ chính, khách hành hương còn được tham gia sinh hoạt hội lễ tại các bằng án (thuyền Rồng đôi)… với các làn điệu chầu văn xứ Huế đặc sắc. Các hoạt động tràn đầy màu sắc và sôi động, thu hút hàng vạn lượt người từ các tỉnh trong cả nước về với lễ hội. Đây được xem là một Festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô Huế.

Làm lễ cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ Phủ đến Điện Huệ Nam. 

Tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam, bà Mai Thị Phấn (tỉnh Quảng Nam) cho biết, là một tín đồ của đạo Thờ Mẫu. Năm nào, bà cũng đến Huế từ sớm và tham gia nghinh rước Thánh Mẫu đến Điện Huệ Nam. Lần này, bà thắp nến nhang lên Thánh Mẫu để cầu nguyện gia đình được bình an, sức khỏe.

Lễ hội diễn ra đến hết ngày 7/8 (tức ngày 10/7 âm lịch). Thường được cử hành vào tháng Ba và tháng Bảy âm lịch hàng năm, lễ hội truyền thống này gắn với yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.

Tin, ảnh: Mai Trang (TTXVN)

Nguồn Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/dac-sac-le-hoi-dien-hue-nam-20220805120940965.htm

 

Cùng chuyên mục

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Những cựu chiến binh với nghĩa tình trong cuộc sống

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024