Thonis-Heracleion là một thành phố Ai Cập xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII trước Công nguyên. Tuy nhiên, thành phố này sau đó mất tích đầy bí ẩn cho đến khi người ta phát hiện được những dấu vết của nó dưới đáy đại dương.
Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực đất nước Ai Cập ngày nay. Nền văn minh Ai Cập được thống nhất vào năm 3150 TCN (trước Công nguyên) với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaon đầu tiên. Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng.
Thành phố Thonis-Heracleion được phát hiện dưới lòng đại dương – Ảnh: Egypttoday
Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, văn minh Ai Cập đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý như chữ viết, văn học, kiến trúc và các kiến thức khoa học tự nhiên. Có thể nói rằng văn minh Ai Cập là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất của thế giới cổ đại mà tầm ảnh hưởng xuyên không gian và thời gian. Cho đến nay, những thành tựu ấy vẫn làm cho chúng ta thán phục và ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu của Ai Cập thời cổ đại.
Các di tích đồ sộ như Đại kim tự tháp Giza, những ngôi đền tráng lệ của Thebes, công trình Colossi of Memnon hay thành phố Thonis-Heracleion… chính là những ví dụ điển hình.
Nhưng so với các công trình khác, thành phố Thonis-Heracleion lại đặc biệt hơn tất cả. Thật chẳng dễ dàng để tìm ra dấu vết của thành phố Thonis-Heracleion sau khi nó bị chìm sâu dưới đáy biển. Sự tồn tại của nó chỉ được ghi lại trong một số bản khắc và văn bản cổ hiếm hoi, theo trang web National Geographic.
Hình ảnh về thành phố Thonis-Heracleion được tái hiện khá chân thực bằng công nghệ ngày nay – Ảnh: Egypttoday
Các nhà khảo cổ học phát hiện những hiện vật cổ đại của thành phố dưới đáy đại dương – Ảnh: Egypttoday
Một trong những bức tượng thời cổ đại còn vẹn gần như nguyên si – Ảnh: Egypttoday
Cho tới giờ, người ta vẫn chưa thể giải thích vì sao thành phố Thonis-Heracleion lại có thể chìm sâu dưới đáy biển và nhiều hiện vật không thể phân hủy – Ảnh: Egypttoday
Các nhà khảo cổ đang tiến hành trục vớt những cổ vật của thành phố cổ đại Thonis-Heracleion dưới đáy biển – Ảnh: Egypttoday
Thonis-Heracleion: Thành phố mất tích
Thonis-Heracleion nằm bên cửa sông Nile, gần với thành phố cảng Alexandria nổi tiếng, trung tâm thương mại hàng hải sầm uất của đế chế Ai Cập cổ đại. Theo sử sách ghi lại, thành phố Thonis-Heracleion có niên đại lên tới 2.700 năm.
Người Ai Cập gọi thành phố này là “Thonis”, trong khi người Hy Lạp gọi nó là “Heracleion”. Thonis-Heracleion được nhắc tới trong một số thư tịch cổ, thần thoại Ai Cập và Hy Lạp nhưng người ta không tìm thấy dấu tích của thành phố này tại chính quốc gia của nó.
Bởi vậy, nó được coi như một địa điểm truyền thuyết, là thành phố mà mọi con tàu Hy Lạp muốn thông thương với Ai Cập phải cập bến khi xưa nhưng đã chìm xuống biển Địa Trung Hải.
Mất tích vì ngập lụt
Thành phố Thonis-Heracleion bị mất tích được cho là do ngập lụt – Ảnh: Egypttoday
Vị trí của thành phố cổ đã biến mất – Ảnh: Egypttoday
Mặc dù là một trong những thành phố nổi bật của nền văn minh cổ đại nhưng trong quá khứ, Thonis-Heracleion bỗng mất tích chỉ trong 1 đêm. Thành phố bị phá hủy và chìm cùng với một khu vực rộng lớn của đồng bằng sông Nile bởi một số trận động đất và sóng thủy triều.
Đó là lý do vì sao sau này, người ta chỉ có biết tới cái tên Thonis-Heracleion chứ không thể đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố này. Chỉ cho đến năm 2001, trong chuyến đi tìm kiếm tàu chiến bị đắm, nhà khảo cổ học dưới nước Franck Goddio cùng các thành viên trong đoàn đã vô tình phát hiện ra thành phố Thonis-Heracleion nằm rất sâu dưới dòng sông Nile.
Xác một con tàu bị đắm được phát hiện tại khu vực thành phố cổ Thonis – Ảnh: Egypttoday
Đáng ngạc nhiên là Thonis-Heracleion vẫn trong tình trạng bảo tồn tuyệt vời dù đã bị chôn vùi suốt 1.200 năm. Trong đó, chỉ riêng khu vực thành phố này chìm, đã có tới đã phát hiện 64 tàu thuyền các loại, 700 mỏ neo được phát hiện. Ngoài ra, người ta cũng tìm ra rất nhiều tiền vàng, đồng, đá.
Đây được xem là phương tiện trao đổi giao thương thời bấy giờ. Cùng với đó là rất nhiều bức tượng thần khổng lồ và bia đá, hay thậm chí là những quách bằng đá chứa xác ướp động vật cúng tế cho thần linh hay những chiếc giỏ đan bằng liễu gai 2.400 năm tuổi chứa đầy hạt nho và quả doum – quả của một cây cọ châu Phi, bằng một cách nào đó vẫn chưa hề bị phân hủy.
Linh Chi (Theo egypttoday)
Nguồn Báo Công Luận
https://www.congluan.vn/thonis-heracleion-thanh-pho-huyen-thoai-cua-ai-cap-an-minh-duoi-dai-duong-post204053.html#p-0